Cập nhật giá mít Thái hôm nay 3/2 tại ĐBSCL cho thấy, giá mít không tăng không giảm so với hôm qua. Tuy nhiên, giá mít được các đối tác Trung Quốc đưa ra muộn nên các vựa và thương lái không có giá để thu mua sớm.
Nhiều ý kiến cho rằng, giá mít Thái hôm nay 3/2 tại ĐBSCL có khả năng đi xuống trong buổi trưa hoặc chiều cùng ngày.
Hiện giá mít Tiền Giang hôm nay được một số vựa lớn mua như sau: mít Kem lớn từ 29.000 đồng/kg, mít Kem nhỏ 18.000 đồng/kg, mít Kem rớt lớn 23.000 đồng/kg, mít Kem rớt nhỏ 13.000 đồng/kg.
Các thương lái vào các vườn ở khu vực tỉnh Tiền Giang mua mít Kem lớn với giá 27.000 đồng/kg, mít Kem nhỏ 16.000 đồng/kg, mít Kem rớt lớn 21.000 đồng/kg, mít Kem rớt nhỏ 11.000 đồng/kg.
Tại các địa phương khác ở ĐBSCL như Đồng Tháp, Vĩnh Long, Hậu Giang, Đồng Tháp, An Giang, giá mít hôm nay vẫn ở mức tương đương so với ngày hôm qua.
Theo đó, các vựa mua mít Kem lớn 28.000 đồng/kg, mít Kem nhỏ 17.000 đồng/kg, mít Kem rớt lớn 22.000 đồng/kg, mít Kem rớt nhỏ 12.000 đồng/kg.
Riêng các thương lái vào tận các vườn ở những địa phương này mua mít Kem lớn với giá 26.000 đồng/kg, mít Kem nhỏ 15.000 đồng/kg, mít Kem rớt lớn 20.000 đồng/kg, mít Kem rớt nhỏ 10.000 đồng/kg.
Nhiều hộ dân cho biết, trái mít Thái đang lớn thường bị con rệp sáp tấn công gây hại. Thông thường con rệp sống sống và gây hại bộ rễ cây mít Thái. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, rệp sáp có thể di chuyển được lên trái và làm da mít đen.
Đối với trái mít Thái da bị nám đen, thương lái và vựa mua với giá thấp, tùy thuộc vào mức độ nám đen ra sao sẽ có mức giá khác nhau.
Ngoài ra, con rệp sáp còn gây hại lá mít Thái. Để diệt con rệp sáp hại mít Thái, người dân thường mua thuốc đặc trị tưới dưới gốc mít để diệt rệp sáp bố mẹ và ổ trứng. Đồng Thời, phun lên trái mít và lá.
Ngoài rệp sáp, trái mít Thái đang lớn còn bị con nhện đỏ gây hại trên lá, làm cây quang hợp yếu, hạn chế dinh dưỡng cung cấp cho trái lớn đều. Bọ trĩ cũng gây hại rất lớn cho cây mít Thái, nhất là thời kỳ cây mít Thái ra bông.
Hiện thuốc trị nhện đỏ và bọ trĩ đều có bán trên thị trường. Để hạn chế thấp nhất thiệt hại do 3 loại trên tấn công gây hại cây mít Thái trong quá trình nuôi trái, nhiều hộ dân có kinh nghiệm thường phun thuốc phòng, trị định kỳ gần 2 tuần/lần.