Giá thép hôm nay giao tháng 5/2023 trên Sàn giao dịch Thượng Hải giảm 26 nhân dân tệ xuống mức 4.032 nhân dân tệ/tấn.
Giá thép giao kỳ hạn tháng 11/2023 trên Sàn giao dịch Thượng Hải giảm 6 nhân dân tệ, xuống mức 4.003 nhân dân tệ/tấn.
Vào hôm thứ sáu (10/2), giá quặng sắt kỳ hạn trên Sàn giao dịch Đại Liên (DCE) tăng cao hơn trong giao dịch đầy biến động, trong khi giá chuẩn trên Sàn giao dịch Singapore (SGX) giảm.
Theo đó, giá quặng sắt giao tháng 5/2023 trên Sàn DCE của Trung Quốc đã kết thúc giao dịch ban ngày cao hơn 0,8% ở mức 863,50 nhân dân tệ/tấn (tương đương 126,98 USD/tấn), đảo ngược mức giảm ban đầu.
Trên Sàn SGX, giá quặng sắt giao tháng 3/2023 đã giảm 0,1% xuống mức 123,90 USD/tấn, và đang trên đà giảm tuần thứ hai liên tiếp.
Theo Sở Giao dịch Hàng hoá Việt Nam (MXV), năm 2022 là một năm đầy biến động đối với giá nhiều loại mặt hàng được giao dịch liên thông với thế giới. Năm 2023, các sức ép có thể sẽ được giảm bớt, nhưng sự ổn định vẫn khó đạt được trong ngắn hạn. Do đó, các doanh nghiệp sản xuất trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng cần theo dõi sát sao diễn biến giá các nguyên liệu đầu vào nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất.
Đóng vai trò là thước đo cho sức khỏe của nền kinh tế, các mặt hàng kim loại như đồng hay sắt thép phản ánh khá sát bức tranh tăng trưởng trên thế giới. Hiện tại, giá các nguyên liệu này đang ghi nhận bước phục hồi đáng kể so với giai đoạn nửa năm trước. Giá đồng niêm yết trên Sở COMEX đã tăng 30% kể từ mức đáy vào tháng 7 năm ngoái, trong khi quặng sắt trên Sở Singapore phục hồi lên mức cao nhất 6 tháng, đạt trên 120 USD/tấn. Nguyên nhân chính cho xu hướng này là sự mở cửa trở lại của thị trường tiêu thụ kim loại hàng đầu Trung Quốc, đã giúp triển vọng tiêu thụ tích cực hơn.
Tuy nhiên, trong khoảng hơn 1 tuần trở lại đây, giá kim loại cơ bản đang có dấu hiệu gặp áp lực trở lại. Sức ép từ tình hình kinh tế vĩ mô trong giai đoạn các quốc gia phương Tây tăng cường thắt chặt tiền tệ, vẫn đang là rào cản lớn đối với bức tranh tổng thể về nhu cầu kim loại. Nhìn chung, xu hướng giá hàng hoá nguyên liệu đầu vào cho hoạt động xây dựng trong năm 2023, một động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, sẽ phụ thuộc rất nhiều vào bức tranh vĩ mô và triển vọng tiêu thụ.
Áp lực từ các nền kinh tế lớn sẽ khiến cho các doanh nghiệp sản xuất trong nước khó khăn hơn trong việc thúc đẩy hoạt động xuất khẩu thép xây dựng. Trong khi đó, phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên vật liệu nhập khẩu, biến động giá cũng sẽ là yếu tố gây ra nhiều thách thức cho ngành.
Sự mở cửa trở lại của Trung Quốc, hay sự bùng nổ trong giai đoạn xây dựng phát triển tại Ấn Độ, những thị trường sản xuất và tiêu thụ thép hàng đầu trên thế giới đang khiến nguồn cung quặng sắt, than cốc, thép phế liệu từ các nước cung ứng chính như Trung Quốc, Úc và Brazil cạnh tranh hơn, kéo theo đà tăng của giá.
Từ ngày 7/2 vừa qua, các nhà sản xuất thép lớn trong nước đã thông báo tăng giá bán thép các loại. Đây là lần tăng giá thứ 4 liên tiếp trong vòng chưa đầy 1 tháng, với mức tăng thêm từ 300.000 - 380.000 đồng/tấn tùy doanh nghiệp, lên khoảng 15,5 – 16,5 triệu đồng/tấn.
Các doanh nghiệp sản xuất vẫn sẽ cần linh hoạt thích ứng với biến động giá nguyên vật liệu đầu vào cho ngành thép, phục vụ cho lĩnh vực xây dựng chiếm 6,6% GDP của đất nước. Giá thép ở thời điểm hiện tại đang ghi nhận đà tăng giá trở lại, song chủ yếu do mức tăng của giá nguyên liệu nhập khẩu trên thế giới, mà chưa thực sự xuất phát từ lực đẩy nhu cầu trong nước.
Tuy nhiên, điểm sáng kinh tế cho năm 2023, đặc biệt mang tính hỗ trợ lớn đối với các doanh nghiệp sản xuất nguyên vật liệu xây dựng sẽ là chính sách thúc đẩy đầu tư công, nhằm củng cố đà tăng trưởng dưới sự chỉ đạo của Chính phủ.
Nhiều dự án quan trọng quốc gia liên vùng được thực hiện, các chương trình, dự án phát triển hạ tầng trọng điểm, dự án sử dụng vốn ODA có sức lan tỏa, sẽ mở ra cơ hội cho tiêu thụ sắt thép, hỗ trợ doanh nghiệp, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội. Biến động tỷ giá đang được kiểm soát chặt chẽ, là yếu tố góp phần ổn định giá nguyên vật liệu nhập khẩu cho các doanh nghiệp sản xuất.
Ngày 7/2, một số doanh nghiệp sản xuất thép đồng loạt nâng 300.000 – 410.000 đồng/tấn với các sản phẩm thép xây dựng, lên khoảng 15,5 – 16,5 triệu đồng/tấn. Với một số doanh nghiệp, đây là đợt tăng giá thép thứ 4 liên tiếp kể từ đầu năm 2023 theo số liệu của Steel Online.
Cụ thể, doanh nghiệp thép Hòa Phát tại miền Bắc nâng 310.000 đồng/tấn đối với dòng thép cuộn CB240 và thép thanh vằn D10 CB300. Giá hai sản phẩm này hiện lần lượt ở mức 15,76 triệu đồng/tấn và 15,84 triệu đồng/tấn.
Tương tự khu vực miền Trung, thép cuộn CB240 và thép D10 CB300 cũng nhích 310.000 đồng/tấn, giá lần lượt ở mức 15,68 triệu đồng/tấn và 15,73 triệu đồng/tấn.
Riêng tại miền Nam, Hòa Phát cùng điều chỉnh tăng 410.000 đồng/tấn với thép cuộn CB240 và thép thanh vằn D10 CB300. Hiện, giá của hai sản phẩm này lần lượt là 15,83 triệu đồng/tấn và 15,88 triệu đồng/tấn.
Còn thương hiệu thép Việt Ý tăng 310.000 đồng/tấn với dòng thép cuộn CB240 và D10 CB300, lần lượt lên mức 15,71 triệu đồng/tấn và 15,81 triệu đồng/tấn.
Với doanh nghiệp thép Việt Đức, dòng thép cuộn CB240 tăng 300.000 đồng/tấn, lên mức 15,5 triệu đồng/tấn; còn thép thanh vằn D10 CB300 nâng 310.000 đồng/tấn, hiện có giá 15,81 triệu đồng/tấn.
Cùng mức tăng 300.000 đồng/tấn, giá thép cuộn CB240 và D10 CB300 của thương hiệu Việt Nhật đang ở mức 15,88 triệu đồng/tấn.
Với thương hiệp Pomina, dòng thép cuộn CB240 nhích 300.000 đồng/tấn, lên mức 16,52 triệu đồng/tấn; còn thép thanh vằn D10 CB300 tăng 310.000 đồng/tấn, hiện có giá 16,58 triệu đồng/tấn.
Trong ngày 7/2, một số thương hiệu vẫn giữ nguyên mức giá so với đợt điều chỉnh gần nhất (31/1) bao gồm thép miền Nam, Gang thép Tuyên Quang, thép Vina Kyoei, thép Việt Mỹ…
Như vậy, đây là lần tăng thứ 4 liên tiếp của giá thép từ đầu năm đến nay. Sau khi được điều chỉnh, giá thép của các thương hiệu hôm nay cụ thể như sau:
Theo SteelOnline.vn, thương hiệu thép Hòa Phát sau 7 ngày bình ổn đã tăng giá bán, 2 sản phẩm của hãng tăng 310 đồng, bao gồm dòng thép cuộn CB240 lên mức 15.760 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 15.840 đồng/kg.
Thép Việt Ý cũng đồng loạt tăng 310 đồng, với dòng thép cuộn CB240 ở mức 15.710 đồng/kg; thép D10 CB300 có giá 15.810 đồng/kg.
Thép Việt Sing thay đổi giá bán, 2 dòng sản phẩm của hãng gồm thép cuộn CB240 tăng 300 đồng lên mức 15.630 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 tăng 400 đồng, có giá 15.830 đồng/kg.
Thép VAS tăng 300 đồng, hiện dòng thép cuộn CB240 và thép thanh vằn D10 CB300 đều lên mức giá 15.680 đồng/kg.
Thép Việt Nhật tăng 300 đồng, với dòng thép cuộn CB240 và thép thanh vằn D10 CB300 lên mức giá mới 15.880 đồng/kg.
Thương hiệu thép Việt Đức, với thép cuộn CB240 tăng 300 đồng lên mức 15.500 đồng/kg; với thép thanh vằn D10 CB300 có giá 15.810 đồng/kg - tăng 310 đồng.
Thép Hòa Phát đồng loạt tăng 310 đồng, với dòng thép cuộn CB240 lên mức 15.680 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 15.730 đồng/kg.
Thép Việt Đức, dòng thép cuộn CB240 tăng 310 đồng lên mức 15.860 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 tăng 300 đồng có giá 15.850 đồng/kg.
Thép VAS tiếp tục bình ổn, với thép cuộn CB240 ở mức 15.680 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 15.580 đồng/kg.
Thép Pomina, hiện dòng thép cuộn CB240 tăng 300 đồng lên mức 16.520 đồng/kg; dòng thép thanh vằn D10 CB300 tăng 310 đồng có giá 16.580 đồng/kg.
Thép Hòa Phát tăng mạnh 410 đồng, với thép cuộn CB240 lên mức 15.830 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 15.880 đồng/kg.
Thép VAS tăng 300 đồng, hiện dòng thép cuộn CB240 ở mức 15.580 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 15.680 đồng/kg.
Thép Tung Ho, với thép cuộn CB240 ở mức 15.530 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 15.480 đồng/kg.
Thép Pomina, với dòng thép cuộn CB240 tăng 300 đồng lên mức 16.470 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 tăng 310 đồng có giá 16.580 đồng/kg.