Thông tin từ các vựa và các thương lái tại nhiều tỉnh, thành vùng ĐBSCL cho thấy, giá mít Thái hôm nay 20/2 chưa có gì thay đổi so với hôm qua. Hiện lượng trái mít Thái tới thời điểm thu hoạch trong vườn dân không nhiều nên giá mít Thái sẽ tiếp tục giữ ổn định trong thời gian tới hoặc tăng thêm.
Tại Tiền Giang, phần lớn các vựa báo giá như sau: mít Nhất 37.000 đồng/kg, mít Nhì 27.000 đồng/kg, mít Kem lớn 32.000 đồng/kg, mít Kem nhỏ 22.000 đồng/kg, mít Kem rớt lớn 28.000 đồng/kg, mít Kem rớt nhỏ 18.000 đồng/kg.
Các thương lái vào vườn khu vực huyện Cái Bè và huyện Cai Lậy (Tiền Giang) cắt, mua mít Nhất từ 35.000 đồng/kg, mít Nhì 25.000 đồng/kg, mít Kem lớn với giá 30.000 đồng/kg, mít Kem nhỏ 20.000 đồng/kg, mít Kem rớt lớn 26.000 đồng/kg, mít Kem rớt nhỏ 16.000 đồng/kg.
Cũng như giá mít Tiền Giang, giá mít Hậu Giang và giá mít Đồng Tháp, cũng như một số địa phương khác ở ĐBSCL, giá mít Thái không tăng không giảm so với ngày hôm qua.
Phần lớn những vựa tại khu vực này mua mít Nhất với giá 36.000 đồng/kg, mít Nhì từ 26.000 đồng/kg, mít Kem lớn 31.000 đồng/kg, mít Kem nhỏ 21.000 đồng/kg, mít Kem rớt lớn 27.000 đồng/kg, mít Kem rớt nhỏ 17.000 đồng/kg.
Riêng đối với thương lái vào vườn cắt, mua mít Nhất với giá 34.000 đồng/kg, mít Nhì 24.000 đồng/kg, mít Kem lớn với giá 29.000 đồng/kg, mít Kem nhỏ 19.000 đồng/kg, mít Kem rớt lớn 25.000 đồng/kg, mít Kem rớt nhỏ 15.000 đồng/kg.
Tại sao phải tuyển trái mít non nhiều đợt, tuy cực nhưng hiệu quả bất ngờ?
Tuyển trái mít non là một trong những khâu rất quan trọng, quyết định năng suất cũng như lợi nhuận. Bên cạnh những hộ dân trồng nhiều năm có kinh nghiệm, vẫn có nhiều hộ mới trồng không hiểu về cách làm này dẫn đến việc không đạt kết quả như mong muốn.
Theo một số hộ dân có nhiều năm kinh nghiệm trồng mít Thái ở huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang), nếu tuyển tuyển trái mít non không chuẩn, không hợp lý, khi trái lớn sẽ bị cong eo, móp méo, chỉ bán được loại mít chợ hoặc mít Kem rớt (loại mà thương lái mua với giá rất thấp).
Để tuyển trái mít chuẩn, đạt năng suất cao, trước hết, cần tuyển bông. Khi tuyển bông mít, những bông xấu bị cắt bỏ, dinh dưỡng sẽ dồn về bông tốt chừa lại trên cây. Vì vậy những bông chừa lại này sẽ dần mập lên.
Khi hình thành trái non, phải cắt tuyển nhiều đợt và loại bỏ dần những những trái xấu (trong quá trình trái non phát triển sẽ gặp nhiều bất lợi về thời tiết, thụ phấn). Nếu tuyển trái mít non một lần duy nhất trong vụ sẽ rất khó để chọn lựa và chừa lại những trái tốt nhất.
Tuyển trái mít non nhiều đợt rất cực, tốn nhiều công sức nhưng hiệu quả. Ngoài ra, trong quá trình tuyển trái non phải kết hợp với việc tưới nước cho vườn mít Thái thật đều đặn, bón phân định kỳ với liều lượng ít để cây có đủ dinh dưỡng nuôi trái, có như vậy trái mới tròn đẹp.