Ngay lập tức, gia đình thực hiện sơ cứu vệ sinh vết bỏng bằng nước sạch và đưa bé đến nhập viện.
Bác sĩ Nguyễn Thanh Sơn, Phó khoa Ngoại nhi tổng hợp – Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ, người tiếp nhận và trực tiếp thăm khám xử lý vết thương cho biết, tình trạng cháu N.A khi vào viện bị bỏng 2 đùi, lưng bụng, mông đùi 2 bên, mức độ bỏng độ II-III.
Bác sĩ tiến hành xử trí vệ sinh vết thương, truyền dịch giảm đau thay băng, dùng kháng sinh. Sau 2 ngày, bệnh nhân được chỉ định chiếu tia plasma 3 lần/ngày.
Quá trình điều trị: 3-5 ngày đầu vết thương của trẻ còn đau, dịch chảy nhiều. Sau 10 ngày trẻ ổn định hơn, vết bỏng khô và tiến triển tốt, tổn thương vùng mông đùi khô ráo, vết bỏng ở ngực xuất tiết ít dịch. Sau hơn 2 tuần bệnh nhân ổn định ra viện.
Theo bác sĩ Sơn, vết bỏng của bệnh nhi N.A có diện tích thương tổn lớn nên việc điều trị và chăm sóc vết thương sẽ mất nhiều thời gian hơn. Đặc biệt phải lưu ý trong quá trình chăm sóc vệ sinh tránh nhiễm trùng gây hậu quả nghiêm trọng, thậm trí gây nhiễm trùng máu.
Tuy nhiên với kỹ thuật mới hiện nay người bệnh được chiếu tia Plasma giúp cho quá trình hồi phục tổn thương nhanh hơn, an toàn và hiệu quả hơn. Tia Plasma lạnh giúp diệt khuẩn, bao gồm cả vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh, virus, giảm đau, giảm sưng, chống viêm, chống nhiễm trùng, đồng thời làm sạch và khử trùng bề mặt vết thương, không gây tổn hại tế bào da.
Ngoài ra, cách điều trị này kích thích tăng sinh tế bào da, tăng tốc độ biểu mô hóa, hạn chế để lại sẹo xấu. Nhờ vậy, vết thương bỏng của người bệnh hồi phục nhanh hơn.
Việc sơ cứu ban đầu ở nhà khi trẻ bị bỏng là một trong những yếu tố quan trọng giúp cho vết thương không bị ăn sâu vào bên trong và tránh tình trạng bội nhiễm.
"Khi trẻ không may bị bỏng cần loại bỏ ngay tác nhân gây bỏng và đưa trẻ ra khỏi nơi có tác nhân. Cởi bỏ ngay quần áo, rửa vùng da bị bỏng của trẻ bằng nước sạch ở nhiệt độ thường và dùng khăn sạch thấm khô.
Thông thường, nếu không tiếp xúc với độ nóng quá cao và thời gian tiếp xúc ngắn, vết bỏng sẽ chỉ hơi đỏ và rát, phần da bỏng không đổi màu thành trắng hoặc đen, không có nốt phỏng nước và sẽ khỏi sau 2-3 ngày mà không để lại sẹo.
Để phòng tránh những tai nạn bỏng đáng tiếc xảy ra với trẻ, bác sĩ Lân cũng khuyên bố mẹ, người trông trẻ cần thường xuyên để mắt đến trẻ.
Với các vật dụng nóng, các chất dễ cháy, các chất dễ phát sinh lửa, đồ điện cần để ở nơi an toàn, ngoài tầm với của trẻ nhỏ; kiểm tra độ nóng của nước trong các bồn tắm cho trẻ nhỏ, không để trẻ tự vặn vòi nước nóng.
Riêng đối với trẻ em đã nhận thức được, các bậc phụ huynh cần thường xuyên nhắc nhở trẻ về cách phòng tránh tai nạn bỏng.
Khi trẻ không may bị bỏng, đặc biệt đối với các tổn thương trên diện rộng, vết thương sâu, cần đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời, tránh các hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.