Dân Việt

Người Việt dùng nước ngọt bao nhiêu mà Bộ Tài chính đề nghị đánh thuế tiêu thụ đặc biệt?

An Linh 26/02/2023 07:09 GMT+7
Bộ Tài chính khẳng định, chủ trương đánh thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) đối với nước uống có đường nhằm bảo vệ sức khoẻ người dân, điều hướng tiêu dùng.

Người Việt đang dùng nước ngọt nhiều đến mức ảnh hưởng đến sức khoẻ

Trong Tờ trình đề nghị sửa đổi Luật Thuế TTĐB lấy ý kiến trình Chính phủ xem xét, Quốc hội thông qua, Bộ Tài chính đề nghị sớm nghiên cứu bổ sung áp thuế TTĐB đối với các sản phẩm không có lợi cho sức khỏe, môi trường và dịch vụ hạn chế sử dụng theo chủ trương của Đảng, nhà nước như: Đồ uống có đường; thức uống đại mạch và nước giải khát không cồn; thuốc lá mới và thiết bị, bộ phận, dung dịch của thuốc lá mới; kinh doanh dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng,...

Như vậy, đây là lần thứ 2, Bộ Tài chính đề xuất thu thuế TTĐB đối với nước ngọt, trước đó năm 2017, Bộ Tài chính cũng đề xuất thu thuế TTĐB đối với nước ngọt có ga, nhưng vấp phải sự phản ứng mạnh mẽ của doanh nghiệp nước ngọt.

Bộ Tài chính nói gì khi đề xuất đánh thuế Tiêu thụ đặc biệt nước ngọt? - Ảnh 1.

Bộ Tài chính kiến nghị thu thuế TTĐB đối với nước uống có đường, nước ngọt cá ga. (Ảnh minh hoạ)

Bộ Tài chính phân tích, theo kết quả điều tra dinh dưỡng giai đoạn 2000 - 2010 và 2010 - 2020 của Viện Dinh dưỡng quốc gia, tỷ lệ thừa cân, béo phì của trẻ em Việt Nam tăng lên nhanh chóng, ở tất cả các lứa tuổi và ở tất cả các khu vực, thành thị cũng như nông thôn. 

Tình hình tiêu thụ đồ uống có đường ở Việt Nam đã tăng mạnh, gấp 7 lần trong 15 năm, từ mức trung bình 6,6 lít/người năm 2002 lên 46,5 lít/người năm 2017 và con số này năm 2018 là 50,7 lít/người. 

Tiêu thụ đồ uống có đường vẫn đang ngày càng gia tăng, năm 2020, sản lượng đồ uống và nước ngọt có ga tại Việt Nam đạt khoảng 3,3 tỷ lít và 1,5 tỷ lít. Điều tra cũng cho thấy sử dụng đồ uống có đường đang ngày càng gia tăng ở Việt Nam, đặc biệt là ở nhóm tuổi trẻ. 

Trung bình một người Việt Nam tiêu thụ khoảng 46,5g đường tự do/ngày, gần bằng mức giới hạn tối đa (50g/ngày) và cao gần gấp đôi so với mức khuyến cáo dưới 25g/ngày của Tổ chức Y tế thế giới. Qua điều tra về mức sống của hộ gia đình Việt Nam cho thấy 62,86% số hộ gia đình có tiêu dùng đồ uống có đường. 

Bộ Tài chính dẫn ý kiến của Bộ Y tế cho rằng, hiện có nhiều nghiên cứu quy mô lớn trong thời gian dài đã cho thấy sử dụng đồ uống có đường bất hợp lý là một trong những nguyên nhân chính gây ra thừa cân, béo phì và các rối loạn chuyển hóa cả ở người trưởng thành và trẻ em. 

Việc này làm tăng nguy cơ bị rối loạn đường huyết, mỡ máu và huyết áp, từ đó, gia tăng tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu cũng như các biến chứng về tim mạch, đột quỵ và tử vong. Đồng thời là một trong những nguyên nhân chính gây ra các bệnh về răng miệng và có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. 

Bộ này cho rằng, hiện tỷ lệ thừa cân đối với người trưởng thành ở Việt Nam (trên 18 tuổi) ở cả hai giới đã tăng 68% trong giai đoạn 2002 - 2016. Theo Bộ Y tế, có bằng chứng gần đây cho thấy mối liên quan giữa tiêu thụ đồ uống có đường với bệnh không lây nhiễm gây ra tổn thất kinh tế, gánh nặng chi phí y tế và tỷ lệ tử vong. 

Theo đó, giảm đồ uống có đường có thể dự phòng tử vong do góp phần làm giảm tỷ lệ thừa cân, béo phì, rối loạn đường máu, mỡ máu và tăng huyết áp, là các yếu tố nguy cơ gây tử vong phổ biến tại các nước có thu nhập thấp và trung bình. Tại Việt Nam, nhiều nghiên cứu cho thấy tổn thất rất lớn về kinh tế - xã hội do bệnh không lây nhiễm gây ra. 

Bộ Tài chính cho biết, WHO đã chính thức khuyến nghị tới Chính phủ các nước để tiến hành nhiều hành động nhằm khuyến khích người dân tiếp cận thức ăn lành mạnh thông qua biện pháp đánh thuế vào đồ uống có đường để định hướng tiêu dùng. Khuyến cáo giảm lượng đường tự do tiêu thụ trong suốt quá trình sống; nên giảm lượng đường tự do tiêu thụ hàng ngày ở cả người lớn và trẻ em xuống dưới 10% tổng năng lượng nạp vào và có thể giảm xuống dưới 5% (tương đương 25 gram hoặc 6 muỗng cà phê) mỗi ngày sẽ có lợi hơn cho sức khỏe. 

Ít nhất 50 quốc gia đã đánh thuế TTĐB với nước ngọt

Theo Bộ Tài chính, hiện nhiều nước đã dần bổ sung đồ uống có đường vào đối tượng chịu thuế TTĐB: Năm 2012 chỉ có khoảng 15 quốc gia đến 2021 có ít nhất 50 quốc gia thu thuế TTĐB đối với mặt hàng này. Trong ASEAN có 0620/10 nước đã thu thuế TTĐB đối với đồ uống có đường.

Năm 2012 chỉ có khoảng 15 quốc gia đến 2021 có ít nhất 50 quốc gia thu thuế TTĐB đối với mặt hàng này. Trong ASEAN có 068/10 nước đã thu thuế TTĐB đối với đồ uống có đường. 

Trong đó, Thái Lan, Philippines, Malaysia, Lào, Campuchia, Myanmar đã áp dụng thuế TTĐB đối với đồ uống có đường. Indonesia hiện đang xem xét áp dụng thuế TTĐB đối với đồ uống có đường. 

Thái Lan thu thuế TTĐB đối với đồ uống có ga là 20%, nước khoáng nhân tạo là 25%, nước hoa quả nhân tạo không lên men là 4%; Indonesia kiến nghị thu thuế TTĐB đối với đồ uống có đường và ga từ 1,500 rupiah đến 2,500 rupiah cho mỗi lít tuỳ loại đồ uống. 

Campuchia thu thuế TTĐB đối với đồ uống có ga không cồn và tương tự với thuế suất 10%. Philippine thu thuế TTĐB: 6 peso/lít đối với đồ uống sử dụng chất làm ngọt hoàn toàn calo và chất làm ngọt hoàn toàn không calo hoặc hỗn hợp chất làm ngọt có calo và không calo; 12 peso/lít đối với đồ uống sử dụng xi-rô ngô có hàm lượng fructose cao hoặc kết hợp với bất kỳ chất làm ngọt có calo hoặc không calo nào. 

Ngoài ra, các nước trên thế giới cũng đánh thuế TTĐB đối với nước ngọt, như Kenya áp dụng thuế TTĐB đối với đồ uống có ga, các loại nước hoa quả là 7%. Pháp thu thuế TTĐB đối với đồ uống có ga là 0,0716 Euro/lít. Anh thu 0,18 bảng Anh/ lít đối với đồ uống có 5–8g đường/trên 100 ml; 0,24 bảng Anh/ lít với đồ uống có lượng đường > 8g/100 ml. Ailen thu 16,26 EUR/héc-tô-lít đối với đồ uống có hàm lượng đường từ 5g đến dưới 8g/100ml, 24,39 EUR/héc-tô-lít với đồ uống có hàm lượng đường trên 8g/100ml. 

Bộ Tài chính khẳng định, điều chỉnh mức thuế suất thuế TTĐB đối với một số mặt hàng có hại cho sức khỏe, một số mặt hàng nhằm góp phần bảo vệ môi trường.