Các lớp tập huấn nội dung nêu trên được triển khai tại 3 huyện thực hiện dự án là huyện Kiến Thụy, huyện Thủy Nguyên và huyện Vĩnh Bảo.
Tham gia các lớp tập huấn có 350 hội viên, nông dân, tại các xã Tân Trào, Minh Tân, Ngũ Phúc huyện Kiến Thụy, xã Lưu Kiếm, Liên Khê, Đông Sơn huyện Thủy Nguyên, xã Hiệp Hòa, Trung Lập, Hùng Tiến huyện Vĩnh Bảo.
Học viên tham gia lớp tập huấn được các đồng chí giảng viên nguồn TOT của thành phố, huyện và xã trực tiếp truyền đạt các kiến thức kỹ thuật ủ phân hữu cơ, xử lý rơm rạ thành phân hữu cơ.
Các học viên của lớp học đã được tuyên truyền, hướng dẫn các kỹ thuật ủ phân hữu cơ, xử lý rơm rạ và các phụ phẩm cây trồng khác ngay tại ruộng sau thu hoạch thành phân bón. Tại lớp tập huấn, các học viên tích cực trao đổi, tham gia thực hành để hiểu và nắm vững được các kiến thức của kỹ thuật ủ phân hữu cơ.
Thông qua lớp tập huấn, hội viên hiểu được những ưu điểm, lợi ích của kỹ thuật ủ phân hữu cơ ngay tại ruộng đó là: Giảm công vận chuyển rơm hoặc các phụ phẩm cây trồng khác, giảm việc sử dụng phân bón hóa học, do đó giảm chi phí sản xuất, cung cấp trả lại cho đất nguồn dinh dưỡng quý giá giúp đất trở nên màu mỡ, cây lúa đẻ nhánh tốt hơn, năng suất cao hơn; cây trồng chống chịu với sâu bệnh tốt hơn và từ đó, giảm thiểu rủi ro mất mùa. Đặt biệt đã hạn chế tình trạng đốt rơm rạ gây ô nhiễm môi trường làm cho môi trường không khí sạch hơn, cộng đồng khỏe mạnh hơn.
Kết thúc lớp tập huấn, các học viên cam kết sẽ áp dụng các kỹ thuật ủ phân hữu cơ từ rơm rạ và các phụ phẩm cây trồng ngay tại hộ gia đình, tại đồng ruộng của nhà mình. Hội Nông dân các xã cũng cam kết sẽ giúp đỡ, hướng dẫn và đồng hành giúp các hội viên áp dụng thành công kỹ thuật ủ phân hữu cơ tại hộ gia đình nhà mình giúp mang lại lợi ích kinh tế và lợi ích về môi trường theo đúng vai trò và ý nghĩa lớn lao của dự án.