Hoạt động của Trung tâm cũng nhằm đẩy mạnh việc tư vấn cho hội viên nông dân chọn nghề phù hợp với điều kiện sản xuất, lao động của gia đình, định hướng việc làm sau học nghề, mở rộng các hoạt động dịch vụ, tư vấn, hỗ trợ nông dân về khoa học kỹ thuật, tiêu thụ sản phẩm cho nông dân...
Thông qua hoạt động dạy nghề cũng góp phần xây dựng tổ hợp tác, hợp tác xã, trong đó, gắn với đào tạo nghề là định hướng về chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, chuyển đổi quy mô sản xuất; tổ chức những hoạt động kết nối giữa nông dân với các đơn vị tiêu thụ nông sản...
Đồng chí Phạm Thị xuân Hòa, Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Bình Dương phát biểu tại buổi khai giảng lớp dạy nghề kỹ thuật trồng, chăm sóc nấm và rau mầm tại xã Minh Hòa, huyện Dầu Tiếng.
Tain lớp dạy nghề, nông dân cũng được giới thiệu, thực hành về nguyên liệu trồng nấm, giống nấm, phòng trị bệnh và các côn trùng động vật phá hoại; một số lưu ý để đảm bảo an toàn khi trồng nấm, kĩ thuật trồng nấm rơm trên mạt cưa, kĩ thuật trồng nấm mèo trên cây; trên mạt cưa, kĩ thuật trồng nấm bào ngư, kĩ thuật trồng nấm linh chi.
Lớp học được thực hiện theo phương thức "cầm tay chỉ việc" nhằm giúp học viên dễ dàng tiếp thu kiến thức vào thực tiễn nâng cao hiệu quả việc trồng, chăm sóc nấm và rau mầm tại gia đình. Giảng viên truyền tải kiến thức một cách dễ hiểu, dành thời gian trao đổi và thực hành để học viên dễ dàng tiếp thu kiến thức.
Mục đích cuối cùng là kết thúc khóa học, học viên tham gia học nghề phát huy tốt tay nghề của mình về trồng, chăm sóc nấm và rau mầm và vận dụng tốt vào sản xuất, kinh doanh mang lại thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống, làm giàu cho bản thân và gia đình.
Đồng thời việc học nghề, làm nghề góp phần thực hiện thắng lợi các tiêu chí chương trình mục tiêu xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao của tỉnh Bình Dương.
Đồng thời, qua lớp dạy nghề cũng cung cấp cho thị trường nhiều sản phẩm nông nghiệp sạch, an toàn. Đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về chất lượng sản phẩm của người tiêu dùng trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngày hôm nay.