Dân Việt

Giữa tâm điểm giành lại vỉa hè cho người đi bộ, nhà ga đường sắt đô thị bị lấn chiếm, nhếch nhác rác thải

Thanh Hiền 20/03/2023 15:33 GMT+7
Lợi dụng việc một số nhà ga trong dự án đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội chưa đi vào hoạt động, nhiều người dân đã lấn chiếm để kinh doanh mặc kệ biển báo cấm bán hàng, tập kết rác thải tạo nên khung cảnh nhếch nhác, mất mỹ quan đô thị.

Giữa tâm điểm giành lại vỉa hè cho người đi bộ, nhà ga đường sắt đô thị bị lấn chiếm, nhếch nhác rác thải.

Mặc dù Ban Chỉ đạo 197 TP Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 01/KH-BCĐ197 về tổng kiểm tra, xử lý, giải quyết vi phạm về trật tự, an toàn giao thông, trật tự đô thị, trật tự công cộng trên địa bàn TP Hà Nội thế nhưng vỉa hè tại khu vực dự án đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội vẫn đang bị người dân chiếm dụng.

Dự án đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội dài 12,5km, gồm 8,5km trên cao và 4km ngầm, do UBND TP.Hà Nội là cấp quyết định đầu tư và Ban QLDA Đường sắt đô thị Hà Nội làm chủ đầu tư. Dự án đã được khởi công từ tháng 9/2010 và dự kiến sẽ hoàn thành trong năm 2022.

Tuy nhiên, hiện khối lượng thi công của các nhà thầu mới chỉ đạt 74,38% theo khối lượng hợp đồng xây dựng.

Theo ghi nhận của phóng viên Báo điện tử Dân Việt, tại khu vực đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội đoạn từ đường Cầu Giấy - Nhổn xuất hiện nhiều rác thải, rác quảng cáo, túi ni lông, phế liệu vứt bừa bãi gây ô nhiễm. 

Hàng loạt quán ăn, hàng trà đá bày bán nhan nhản tại khu vực gầm lối lên nhà ga Cầu Giấy (phường Láng Thượng, quận Đống Đa).

Giữa tâm điểm giành lại vỉa hè cho người đi bộ, nhà ga đường sắt đô thị bị lấn chiếm, nhếch nhác rác thải - Ảnh 3.

Đi dọc tuyến đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội, PV Báo Dân Việt chứng kiến tình trạng nhếch nhác rác thải, phế thải, vật liệu xây dựng,...

Một số xe bán hàng, bàn ghế cũng để trên vỉa hè nhằm phục vụ kinh doanh buôn bán làm cảnh quan trở nên lộn xộn, mất vệ sinh…

“Tình trạng chiếm dụng vỉa hè để kinh doanh, làm nơi đỗ xe, tập kết rác thải đã diễn ra một thời gian dài. Việc này không chỉ gây mất mỹ quan mà còn ảnh hưởng đến sự an toàn của người đi bộ”, bạn Minh Vũ (sinh viên trường Đại học Giao thông vận tải) cho biết.

Không dừng lại ở đó, nhiều người còn lợi dụng để treo biển quảng cáo, vẽ, in số điện thoại lên trụ cột dọc tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội nhìn rất mất mỹ quan, thậm chí là sơn xịt gây ảnh hưởng đến công trình.

Giữa tâm điểm giành lại vỉa hè cho người đi bộ, nhà ga đường sắt đô thị bị lấn chiếm, nhếch nhác rác thải - Ảnh 4.

Người dân ngang nhiên lấn chiếm vỉa hè để biến thành nơi kinh doanh mặc kệ biển báo đây là khu vực cấm bán hàng.

Hầu hết các tờ rơi, áp phích quảng cáo này đều là của các hộ kinh doanh gần cột trụ tuyến đường sắt.

Một số hình ảnh phóng viên ghi nhận được:

Giữa tâm điểm giành lại vỉa hè cho người đi bộ, nhà ga đường sắt đô thị bị lấn chiếm, nhếch nhác rác thải - Ảnh 5.

Hàng loạt hàng ăn, quán trà đá mọc lên bên cạnh lối lên nhà ga, lấn chiếm vỉa hè dành cho người đi bộ.

Giữa tâm điểm giành lại vỉa hè cho người đi bộ, nhà ga đường sắt đô thị bị lấn chiếm, nhếch nhác rác thải - Ảnh 6.

Những trụ cột bị dán dán áp phích, rác quảng cáo.

Giữa tâm điểm giành lại vỉa hè cho người đi bộ, nhà ga đường sắt đô thị bị lấn chiếm, nhếch nhác rác thải - Ảnh 7.

Cửa khu vực thang máy dành cho người khuyết tật lên nhà ga trở thành nơi chứa đồ đạc, hàng hóa.

Giữa tâm điểm giành lại vỉa hè cho người đi bộ, nhà ga đường sắt đô thị bị lấn chiếm, nhếch nhác rác thải - Ảnh 8.

Gầm lối lên nhà ga được tận dụng làm nơi bán hàng, để đồ đạc gây mất mỹ quan đô thị.

Giữa tâm điểm giành lại vỉa hè cho người đi bộ, nhà ga đường sắt đô thị bị lấn chiếm, nhếch nhác rác thải - Ảnh 9.

Bán hàng ăn, trà đá tại vỉa hè tạo nên khung cảnh lộn xộn, nhếch nhác.

Giữa tâm điểm giành lại vỉa hè cho người đi bộ, nhà ga đường sắt đô thị bị lấn chiếm, nhếch nhác rác thải - Ảnh 10.

Khu vực này chưa được hoàn thiên nên vật liệu xây dựng ngổn ngang.

Giữa tâm điểm giành lại vỉa hè cho người đi bộ, nhà ga đường sắt đô thị bị lấn chiếm, nhếch nhác rác thải - Ảnh 11.

Theo nhiều người dân, đơn vị cơ quan chức năng, chủ đầu tư cần có vai trò trách nhiệm trong việc sớm đưa công trình đi vào vận hành, bảo vệ kết cấu công trình đường sắt đô thị.