Đạo luật AI của Liên minh Châu âu là gì?
Ủy ban Châu âu đã đề xuất các quy tắc dự thảo đạo luật được thực hiện từ hơn hai năm trước nhằm bảo vệ công dân khỏi những nguy cơ của công nghệ mới nổi, vốn đã trải qua sự bùng nổ về đầu tư và sự phổ biến của người tiêu dùng trong những tháng gần đây. Nhưng dự thảo đạo luật này cần phải được đưa ra giữa các nước EU và các nhà lập pháp EU, trước khi các quy tắc có thể trở thành luật áp dụng chính thức toàn khối.
Hay nói rõ hơn thì Đạo luật AI dự kiến sẽ là một bộ luật mang tính bước ngoặt của EU điều chỉnh việc sử dụng trí tuệ nhân tạo ở Châu âu vốn đã được thực hiện trong hơn hai năm.
Các nhà lập pháp đã đề xuất phân loại các công cụ AI khác nhau theo mức độ rủi ro nhận thức được, từ thấp đến không thể chấp nhận được. Chính phủ và các công ty sử dụng các công cụ này sẽ có các nghĩa vụ khác nhau, tùy thuộc vào mức độ rủi ro.
Đạo luật có phạm vi rộng và sẽ chi phối bất kỳ ai cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ sử dụng AI. Đạo luật sẽ bao gồm các hệ thống có thể tạo ra đầu ra như nội dung, dự đoán, đề xuất hoặc quyết định ảnh hưởng đến môi trường.
Ngoài việc xem xét cách sử dụng AI của các công ty, đạo luật cũng sẽ xem xét AI được sử dụng trong khu vực công và thực thi pháp luật. Nó sẽ hoạt động song song với các luật khác như Quy định bảo vệ dữ liệu chung (GDPR).
Những người sử dụng hệ thống AI tương tác với con người, được sử dụng cho mục đích giám sát hoặc có thể được sử dụng để tạo nội dung "deepfake" phải đối mặt với các nghĩa vụ minh bạch mạnh mẽ.
Các đề xuất cho rằng những công ty bị phát hiện vi phạm Đạo luật AI này sẽ phải đối mặt với khoản tiền phạt lên tới 30 triệu euro hoặc 6% lợi nhuận toàn cầu, tùy theo mức nào cao hơn.
Đối với một công ty như Microsoft, công ty đang hỗ trợ OpenAI- người tạo ChatGPT, có thể bị phạt hơn 10 tỷ đô la nếu bị phát hiện vi phạm các quy tắc.
Một số nhà lập pháp dự kiến sẽ đạt được sự đồng thuận về dự luật dài 108 trang vào tháng trước trong một cuộc họp ở Strasbourg, Pháp và tiến tới những bước tiếp theo trong vài tháng tới đây.
Nhưng một cuộc họp kéo dài 5 giờ vào ngày 13 tháng 2 vừa qua đã không dẫn đến giải pháp nào và các nhà lập pháp Châu âu đang bất đồng về nhiều khía cạnh khác nhau của đạo luật AI này, theo ba nguồn tin quen thuộc với các cuộc thảo luận.
Mặc dù ngành AI dự kiến sẽ đạt được thỏa thuận vào cuối năm nay, nhưng có những lo ngại rằng sự phức tạp và thiếu tiến bộ có thể trì hoãn đạo luật này sang năm sau.
Daniel Leufer, nhà phân tích chính sách cấp cao của nhóm quyền Access Now, cho biết: “Tốc độ phát hành các hệ thống công nghệ AI mới khiến quy định trở thành một thách thức thực sự. Đó là một mục tiêu nhanh chóng, nhưng có những biện pháp vẫn phù hợp bất chấp tốc độ phát triển có thế nào: Chúng bao gồm tính minh bạch, kiểm soát chất lượng và các biện pháp để khẳng định các quyền cơ bản của người dùng”.
Phát triển nhanh chóng
Các nhà lập pháp đang làm việc thông qua hơn 3.000 sửa đổi được lập bảng hệ thống, bao gồm mọi thứ, từ việc tạo ra một văn phòng AI mới đến phạm vi các quy tắc của Đạo luật AI dự kiến.
Brando Benifei, một thành viên Nghị viện Châu âu người Ý và là một trong hai nhà lập pháp dẫn đầu các cuộc đàm phán về Đạo luật AI rất được mong đợi của khối cho biết: “Các cuộc đàm phán khá phức tạp vì có nhiều ủy ban khác nhau tham gia. Các cuộc thảo luận có thể khá dài. Bạn phải nói chuyện với khoảng 20 thành viên Nghị viện Châu âu mỗi lần”.
Các nhà lập pháp Châu âu hiện đã và đang tìm cách đạt được sự cân bằng giữa khuyến khích đổi mới trong khi phải bảo vệ được các quyền cơ bản của công dân.
Điều này dẫn đến việc các công cụ AI khác nhau được phân loại theo mức độ rủi ro mà họ nhận thấy: từ tối thiểu đến hạn chế, cao và không thể chấp nhận được. Các công cụ có rủi ro cao sẽ không bị cấm, nhưng sẽ yêu cầu các công ty phải minh bạch cao trong hoạt động của họ.
Tuy nhiên, những cuộc tranh luận này đã không còn nhiều chỗ để giải quyết các công nghệ AI đang mở rộng mạnh mẽ như ChatGPT vốn đã khuếch tán sư cường điệu lan rộng khắp toàn cầu, thu hút cả sự mê hoặc và tranh cãi của người dùng.
Đến tháng 2, ChatGPT, được tạo bởi OpenAI do Microsoft hậu thuẫn, đã lập kỷ lục về cơ sở người dùng tăng trưởng nhanh nhất so với bất kỳ ứng dụng ứng dụng tiêu dùng nào trong lịch sử. Đồng thời, hầu như tất cả những người chơi công nghệ lớn đều có cổ phần trong lĩnh vực này, bao gồm Microsoft, Alphabet và Meta.
Công nghệ lớn- vấn đề lớn
Các cuộc thảo luận của EU đã gây lo ngại cho các công ty - từ các công ty mới thành lập nhỏ đến Big Tech - về cách các quy định có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của họ và liệu họ có gặp bất lợi trong cạnh tranh trước các đối thủ từ các châu lục khác hay không.
Đằng sau hậu trường, các công ty Công nghệ lớn, những gã đã đầu tư hàng tỷ đô la vào công nghệ mới, đã vận động hành lang hết sức để giữ cho những đổi mới của họ nằm ngoài phạm vi bị dòm ngó với con mắt rõ rủi ro cao, nghĩa là sẽ không phải chịu cảnh tuân thủ nhiều hơn, tốn nhiều chi phí hơn và nhiều trách nhiệm hơn đối với các công nghệ mới của họ.
Một cuộc khảo sát gần đây của cơ quan công nghiệp ứng dụng AI cho thấy, 51% số người được hỏi cho rằng các hoạt động phát triển AI sẽ chậm lại do Đạo luật AI dự kiến của Châu âu.
Con dao 2 lưỡi?
Công ty AI DeepMind thuộc sở hữu của Google, hiện đang thử nghiệm chatbot AI Sparrow của riêng mình, nói với Reuters rằng quy định của các hệ thống AI đa mục đích rất phức tạp.
Alexandra Belias, người đứng đầu bộ phận chính sách quốc tế của công ty cho biết: “Chúng tôi tin rằng việc tạo ra một khuôn khổ quản trị xung quanh AI cần phải là một quá trình toàn diện, có nghĩa là tất cả các cộng đồng và xã hội dân sự bị ảnh hưởng đều phải tham gia”.
Cô ấy nói thêm: "Câu hỏi ở đây là làm thế nào để chúng tôi đảm bảo khuôn khổ quản lý rủi ro mà chúng tôi tạo ra hôm nay sẽ vẫn phù hợp vào ngày mai?".
Còn Daniel Ek, giám đốc điều hành của nền tảng phát trực tuyến âm thanh Spotify – gần đây đã ra mắt “AI DJ” của riêng mình, có khả năng quản lý danh sách phát được cá nhân hóa – nói với Reuters rằng công nghệ này là “con dao hai lưỡi”.
Ông nói: “Có rất nhiều điều chúng ta phải tính đến. Nhóm của chúng tôi đang làm việc rất tích cực với các cơ quan quản lý, cố gắng đảm bảo rằng công nghệ này mang lại lợi ích cho nhiều người nhất có thể và an toàn nhất có thể”.
Huỳnh Dũng- Theo Reuters