Cá ngựa là một loài sinh vật thật độc đáo của thế giới đại dương. Đầu và cổ chúng có hình dạng giống như loài ngựa nên chúng được gọi là “cá ngựa” hay “hải mã”. Chúng còn có khả năng đổi màu cơ thể theo môi trường xung quanh, do đó những chú cá ngựa có màu sắc vô cùng đa dạng.
Là loài cá có đầu giống đầu con ngựa, cổ cao, phần bụng phình ra, thân dẹt hai bên, được cấu tạo bởi các đốt xương vòng. Vì vậy, cá ngựa luôn được săn lùng với giá từ 500 nghìn đồng đến cả triệu đồng/cặp, nặng chỉ từ 25-35g/con.
Vì thế, để bảo tồn loài hải sản quý hiếm này, không nên mua cá ngựa làm thuốc, ngâm rượu hoặc nuôi trong bể cá cảnh.
Cá ngựa là loài cá không hề có vảy như chúng ta tưởng tượng, mà có xương sống ở bên ngoài cơ thể? Chúng cũng không có dạ dày và răng. Chính vì vậy, thức ăn đi vào hệ tiêu hóa của chúng rồi nhanh chóng đi ra. Điều này lí giải vì sao cá ngựa ăn nhiều và ăn liên tục. Cá ngựa dùng mõm của nó hút sinh vật nhỏ và sinh vật phù du ở gần mình. Một số loài cá ngựa rất “phàm ăn”, chúng có thể ăn tới 3000 con tôm biển nhỏ mỗi ngày.
Không giống các loại cá khác, cá ngựa là một loài động vật rất “chung thủy”. Chúng chỉ có một bạn tình duy nhất trọn đời, và cá ngựa đực sẽ chăm sóc cá ngựa con chưa nở.
Cá ngựa đực có chiếc túi trên bụng giống như chuột túi (kangaroo)! Khi giao phối, con cái đẻ trứng của mình vào túi của con đực, và con đực sẽ phóng tinh trùng và thụ tinh trứng trong cơ thể của mình. Con đực giữ túi trứng này cho đến khi trứng nở, con non phát triển đầy đủ rồi mới phóng những con non ra ngoài môi trường. Quá trình này kéo dài khoảng 45 ngày.
Khi cá ngựa con được sinh ra, chúng chỉ bé bằng một viên kẹo dẻo. Chúng ngay lập tức tìm những chú cá ngựa khác, bám đuôi với nhau và bơi thành nhóm nhỏ. Khác với chuột túi, cá ngựa non một khi được thả ra môi trường, sẽ không bao giờ quay lại chiếc túi của cá ngựa bố nữa. Chỉ có 1/1000 cá ngựa con sống sót và trưởng thành.
Cá ngựa sống được khoảng từ 1 đến 5 năm, tùy thuộc vào từng giống cá ngựa. Cá ngựa có thể được tìm thấy ở hầu hết các vùng biển nhiệt đới và ôn đới trên thế giới. Tuy nhiên cá ngựa sinh sống nhiều nhất ở khu vực biển Đông Nam Á, Nam Phi và kênh đào Panama, đặc biệt ở các thảm cỏ biển, các rạn san hô, và rừng ngập mặn. Hiện nay trên thế giới đã tìm thấy 54 loài cá ngựa.
Riêng ở Việt Nam có bốn loài cá ngựa phân bố trên khắp các vùng biển từ Bắc tới Nam. Cá ngựa gai: ở vịnh Bắc Bộ, Đà Nẵng đến Bà Rịa- Vũng Tàu, Kiên Giang. Cá ngựa nhật: ở vịnh Bắc Bộ, Khánh Hòa, Bình Thuận. Cá ngựa đen: ở vịnh Bắc Bộ, Nam Trung Bộ (từ Đà Nẵng đến Bà Rịa- Vũng Tàu), Kiên Giang, Phú Quốc. Cá ngựa chấm: ở vịnh Bắc Bộ, Nam Trung Bộ (từ Đà Nẵng đến Bình Thuận).
Hiện nay, cá ngựa được xếp vào danh sách động vật sắp nguy cấp trong Sách đỏ thế giới và nghiêm cấm việc buôn bán, trao đổi cá ngựa theo Công ước Quốc tế vè buôn bán các loài động thực vật hoang dã nguy cấp (CITES). Ở Việt Nam, người ta cũng quan sát thấy lượng cá ngựa giảm đi đáng kể.
Từ lâu, cá ngựa được coi là “thần dược” trong việc điều trị yếu sinh lý cho nam giới. Vì vậy, cá ngựa luôn được săn lùng với giá từ 500 nghìn đồng đến cả triệu đồng/cặp, nặng chỉ từ 25-35g/con.
Cá ngựa khô được bán với giá từ 8-14 triệu đồng/kg. Cá ngựa ngâm rượu cũng được chào bán với giá hàng triệu đồng/bình từ 2 con trên các chợ online.
Tuy nhiên, giá trị kinh tế cao nên người tiêu dùng ưa chuộng cá ngựa tươi hơn cả vì lo ngại cá ngựa khô đã bị hút hết phần tinh tuý bên trong, chỉ còn lớp vỏ và bộ xương khô.
Số lượng cá ngựa trong tự nhiên ngày càng khan hiếm nên mỗi lần ra khơi, may mắn lắm ngư dân cũng chỉ bắt được vài con.
Được săn lùng ráo riết nên cá ngựa được xếp vào danh sách động vật sắp nguy cấp trong sách đỏ thế giới.
Việc buôn bán, trao đổi cá ngựa cũng là hành vi trái pháp luật theo Công ước Quốc tế về buôn bán các loài động thực vật hoang dã nguy cấp.
Vì thế, để bảo tồn loài hải sản quý hiếm này, không nên mua cá ngựa làm thuốc, ngâm rượu hoặc nuôi trong bể cá cảnh.