"Tuy nhiên, vấn đề đối với Putin là Ấn Độ vẫn còn nghi ngại Trung Quốc do tình trạng đối địch ở biên giới kéo dài", ông viết. Tác giả lưu ý rằng sau các cuộc đụng độ ở biên giới với Trung Quốc vào năm 2020, Ấn Độ đã thực hiện những biện pháp cứng rắn bằng cách áp đặt hạn chế đối với các ứng dụng di động và nhà đầu tư Trung Quốc. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là Delhi không muốn thách thức sự thống trị toàn cầu của đồng đô la Mỹ, Zeeshan nói thêm.
Theo ông, mối quan tâm của Trung Quốc về tình hình liên quan đến Đài Loan cũng đang thúc đẩy Bắc Kinh tăng cường chuẩn bị cho cuộc đối đầu kinh tế toàn diện có thể xảy ra với phương Tây.
"Nếu Putin có thể vận dụng được những tham vọng có quy mô lớn hơn này, thì ở phương Đông có thể hình thành một khối mới. Đây là xu hướng mà Washington cần theo dõi sát sao hơn nhiều so với hiện tại", nhà quan sát kết luận. Trước đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố rằng trật tự thế giới công bằng cần được xây dựng trên nguyên tắc tôn trọng và tin cậy lẫn nhau.
Trong khi đó, giữa Ấn Độ và Trung Quốc từ lâu đã tồn tại tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ đối với một phần khu vực miền núi ở phía bắc Kashmir, cũng như gần 60.000 km2 ở bang Arunachal Pradesh phía đông bắc. Đường kiểm soát thực tế (LAC) thay thế biên giới giữa hai quốc gia đi qua khu vực Ladakh. Tranh chấp ở đây thậm chí đã leo thang thành chiến tranh biên giới vào mùa thu năm 1962. Một giai đoạn leo thang mới lại bắt đầu ở Ladakh vào tháng 5/2020, khi xảy ra một số vụ đụng độ giữa quân đội Ấn Độ và Trung Quốc ở khu vực hồ Pangong, dẫn đến việc cả New Delhi lẫn Bắc Kinh đều tăng cường sự hiện diện quân sự tại khu vực này.