Dân Việt

Bật mí về Sonderkommando Elbe - Phi đội máy bay cảm tử của Phát xít Đức

PV 11/04/2023 18:31 GMT+7
Sử dụng cánh quạt như lưỡi cưa máy, những chiếc phi cơ cảm tử của đơn vị Sonderkommando Elbe đã tiêu diệt 13 máy bay ném bom đối phương.

Vào tháng 4/1945, hệ thống phòng thủ của quân đội Phát xít Đức đang dần bị nghiền nát.Không quân Đức do thiếu nhiên liệu và phi công có kinh nghiệm giờ đây chỉ có thể thực hiện những cuộc tấn công nhỏ lẻ.

Kể từ khi “Pháo đài bay” B-29 của Mỹ xuất hiện ở Đức vào tháng 1/1943, Không quân Phát xít Đức đã đầu tư tất cả nguồn lực để tiêu diệt các oanh tạc cơ này. Các loại máy bay tiêm kích một động cơ, hai động cơ, máy bay ném bom cải tạo thành phi cơ tiêm kích, máy bay mang tên lửa, tất cả đều đã được thử nghiệm. Chúng đều có một mục đích chung, đó là tiêu diệt cả một phi đội máy bay ném bom được trang bị súng máy và hộ tống bởi nhiều máy bay chiến đấu của Mỹ.

Bật mí về Sonderkommando Elbe - Phi đội máy bay cảm tử của Phát xít Đức  - Ảnh 1.

Trong sự tuyệt vọng, Phát xít Đức đã chọn ra một phương án mới, đó là sử dụng máy bay cảm tử đâm thẳng vào oanh tạc cơ Mỹ nhằm gây thiệt hại lớn. Thật vậy, phi công Đức đã tiến hành những nhiệm vụ cảm tử. Đơn vị mang tên Sonderkommando Elbe gồm những tình nguyện viên chuyên lái máy bay để đâm vào các oanh tác cơ của Mỹ. Máy bay mà họ sử dụng thường được tháo hết vũ khí và bỏ hết lớp giáp bên ngoài để giảm trọng lượng. “Họ sẽ lái máy bay hướng thẳng vào oanh tạc cơ Mỹ, nhằm vào các cánh của máy bay”, tác giả người Mỹ Adrian Weir viết. “Cánh quạt của máy bay cảm tử được dùng như những lưỡi cưa, qua đó xé nát vỏ của máy bay”.

Máy bay mà họ sử dụng thường được tháo hết vũ khí và bỏ hết lớp giáp bên ngoài để giảm trọng lượng. “Họ sẽ lái máy bay hướng thẳng vào oanh tạc cơ Mỹ, nhằm vào các cánh của máy bay”, tác giả người Mỹ Adrian Weir viết. “Cánh quạt của máy bay cảm tử được dùng như những lưỡi cưa, qua đó xé nát vỏ của máy bay”.

Khác với chiến thuật kamikaze của Nhật Bản, phi công của đơn vị Sonderkommando Elbe thường nhảy dù thoát ra ngoài chứ không ở lại quyết tử. Dù vậy, khả năng sống sót của các phi công Đức vẫn rất thấp. Một máy bay Me-109 của Đức thường đâm vào máy bay ném bom của đối phương với tốc độ 650km/giờ, và các phi công Đức thời điểm cuối cuộc chiến lại không được huấn luyện bài bản và thiếu kinh nghiệm chiến đấu. Thiết kế máy bay cũng không có ghế thoát hiểm, và phi công phải mở cửa kính để nhảy dù thoát ra ngoài.

Dù vậy quân Đức vẫn hi vọng rằng chiến thuật tấn công cảm tử nhằm vào các phi đội máy bay ném bom của Mỹ sẽ gây thiệt hại nặng và buộc Mỹ phải ngừng không kích trong một thời gian. Vào ngày 07/04/1945, gần hai trăm phi công của Sonderkommando Elbe đã cất cánh lên đường. Kế hoạch tác chiến của không quân Đức đó là dùng hai đội máy bay để công kích máy bay hộ tống và oanh tạc cơ, qua đó cho phép máy bay cảm tử đâm trúng vào mục tiêu.

Theo ước tính của ông Weir, máy bay Mỹ đã bắn rơi khoảng 53 chiếc phi cơ cảm tử của Sonderkommando Elbe. Trong khi đó, máy bay cảm tử Đức đã tiêu diệt 13 máy bay ném bom. Vào thời điểm cuối cuộc chiến, đó là kết quả không tệ đối với Đức, song 13 trong tổng số 1.300 oanh tạc cơ mà Mỹ đang có là con số quá nhỏ, không thể ngăn cản quân đội Mỹ tiến quân. Chỉ tính riêng năm 1944, Mỹ đã sản xuất 96 máy bay quân sự.

Trong bối cảnh chiến tranh sắp kết thúc, quá nhiều phi công cảm tử kém kinh nghiệm của Đức đã bị bắn hạ. Phương án dùng máy bay cảm tử là sản phẩm của những sai lầm chiến thuật trong chiến tranh. Đức và Nhật Bản đã sử dụng phương pháp tấn công này không phải vì lòng yêu nước hay vì lý tưởng của mình, mà là vì họ không còn lựa chọn nào khả thi hơn.