Bài toán nâng cao năng lực cung ứng giống hoa lan tiếp tục được bàn luận tại Hội thảo nâng cao năng lực sản xuất các giống hoa lan, cây kiểng phục vụ thị trường trong nước và hướng đến xuất khẩu do Sở NNPTNT TP.HCM tổ chức ngày 27/4.
Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật TP.HCM cho biết, thành phố có dân số đông, xấp xỉ khoảng 12 triệu nguời, nhu cầu sử dụng hoa cây kiểng ngày càng tăng, trung bình khoảng 15%/năm.
Diện tích hoa lan hiện có hơn 370ha (chiếm 15,9% diện tích hoa cây kiểng thành phố). Sản luợng hoa lan cung cấp hiện nay đạt 147 triệu cây/chậu; trong đó lan Mokara 63,5 triệu cành (chiếm 43,2%), Dendrobium 38,4 triệu cành/chậu (chiếm 26,1%).
Theo Sở NNPTNT TP.HCM, nhu cầu giống hoa lan cho mở rộng diện tích vuờn lan của bà con nông dân ở các quận, huyện ngoại thành hiện nay là rất lớn. Mục tiêu phát triển đến năm 2030 của ngành nông nghiệp thành phố phấn đấu mỗi năm cung cấp khoảng 30 triệu cây lan.
Tuy nhiên, khả năng cung cấp từ các Trung tâm nghiên cứu của TP.HCM chỉ khoảng 1,5 triệu cây. Số còn lại phụ thuộc vào nhập khẩu từ Thái Lan, Đài Loan và nguồn giống ít ỏi từ các tỉnh, mà chủ yếu là lan rừng.
Trong số 1,5 triệu cây lan này, Khu Nông nghiệp Công nghệ cao chỉ cung cấp đuợc khoảng 1,2 triệu cây từ nuôi cấy mô. Một đơn vị khác là Trung tâm Công nghệ sinh học TP.HCM cũng chỉ cung cấp đuợc 200.000 cây.
Phần còn lại trong tổng nhu cầu hơn 30 triệu cây giống hoa lan mỗi năm là luợng thiếu hụt rất lớn.
Theo Trung tâm nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp Công nghệ cao TP.HCM (thuộc Khu Nông nghiệp Công nghệ cao), ngành hoa lan đang gặp những khó khăn nhất định.
Quá trình nhân nuôi giống hoa lan tốn thời gian lâu dài. Rủi ro của ngành hàng còn cao vì chi phí đầu tư lớn, và thị truờng không ổn dịnh. Công nghệ sau thu hoạch và kỹ thuật đóng gói phù hợp cũng chưa sẵn sàng.
Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp công nghệ cao TP.HCM nhìn nhận, tốc độ sản xuất giống hoa lan ở TP.HCM và cả nước còn chậm so với các nuớc trong khu vực.
Việc nhập khẩu giống tràn lan, chưa có sự kiểm soát chặt chẽ từ phía các cơ quan chức năng nên chất luợng giống có lúc không đảm bảo, gây thiệt hại cho nguời sản xuất.
Hệ thống thông tin, tiếp thị chưa có nhiều cũng gây khó khăn cho việc hoạch định sản xuất theo nhu cầu thị truờng.
Một vấn đề nữa là giống hoa lan sản xuất trong nuớc có giá thành cao. Trong khi, nguời sản xuất thuờng chuộng sử dụng giống ngoại nhập, chưa tin tuởng vào chất luợng giống hoa lan sản xuất trong nuớc.
TS Bùi Minh Trí, Truờng Đại học Nông lâm TP.HCM cho rằng, hoa lan và nghề hoa cây kiểng nói chung là một ngành kinh tế tiềm năng.
Theo TS Trí, để tạo ra nhiều giống hoa mới và đẹp, cần phải dựa trên nền tảng là các nguồn gene đa dạng và chất luợng để làm cơ sở cho việc phát triển các giống mới.
Vì thế, công tác luu giữ, bảo tồn nguồn gene là rất cần thiết để đảm bảo cho việc phát triển các giống. Việt Nam hiện chưa chú trọng đến vấn đề này.
Hiện nay, một số nhà vuờn, nghệ nhân có sưu tập một số giống hoa. Tuy nhiên, để xây dựng một cách bài bản, có kết nối, có đánh giá nguồn gene một cách chi tiết thì vẫn chưa đuợc thực hiện.
Mọi vấn đề mới ở mức độ tự phát, cục bộ. Vì thế, việc tạo ra các giống hoa mới của chúng ta còn rất tủn mủn, vụn vặt.
TS Trí cho rằng, để ngành hoa lan phát triển, công tác nghiên cứu liên quan đến tạo giống mới; các nghiên cứu chuyên sâu về kỹ thuật trồng, chăm sóc hoa, phát triển nền tảng đảm bảo cho vấn đề sở hữu trí tuệ, cùng với công tác đào tạo, phát triển đội ngũ nhân lực cho toàn ngành trồng hoa là hết sức quan trọng.