Dân Việt

Bánh cáy Thái Bình ăn "chất như nước cất", bất ngờ biết tổ nghề bánh cáy là nhũ mẫu của Thái tử

Nhắc đến đặc sản của Thái Bình, bất cứ ai cũng sẽ nghĩ ngay đến bánh cáy- món bánh nổi tiếng được làm ra từ chính những nông sản của địa phương. Tuy nhiên, chúng ta sẽ còn ngạc nhiên hơn khi nghe về sự ra đời của bánh cáy gắn liền với tổ nghề Nguyễn Thị Tần, nhũ mẫu của Thái tử nhà Lê.

Nhắc đến đặc sản của tỉnh Thái Bình, bất cứ ai cũng sẽ nghĩ ngay đến bánh cáy- món bánh nổi tiếng được làm ra từ chính những nông sản của địa phương.

Ngọt lành, thơm đượm của vị nếp cái hoa vàng hòa quyện với mùi béo ngậy của mỡ, mạch nha và vị cay của gừng, tất cả đã tạo nên hương vị độc đáo cho món bánh này. Tuy nhiên, chúng ta sẽ còn ngạc nhiên hơn khi nghe về sự ra đời của bánh cáy gắn liền với tổ nghề Nguyễn Thị Tần.

Bánh cáy Thái Bình ăn "chất như nước cất", bất ngờ biết tổ nghề bánh cáy là nhũ mẫu của Thái tử - Ảnh 1.

Đền thờ, từ đường, lăng mộ tổ nghề làm bánh cáy làng Nguyễn, xã Nguyên Xá, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình.

Theo tài liệu điền giã dân gian, Bà Nguyễn Thị Tần sinh ngày 17-1 năm 1725 trong một gia đình quyền quý. 

Từ nhỏ bà có tiếng nết na, hiền thục, nếp sống giản dị, được dân làng quý mến. Bà được cha đưa vào kinh năm 16 tuổi, vua Lê Hiển Tông thấy bà đàn hay hát giỏi bèn cho làm nhũ mẫu, dạy thái tử Lê Duy Vỹ. 

Năm 1769, Trịnh Sâm vu oan cho Thái tử, bắt hạ ngục. Trong thời gian này, nhũ mẫu Nguyễn Thị Tần là người duy nhất được ra vào thăm Thái tử.

Bánh cáy Thái Bình ăn "chất như nước cất", bất ngờ biết tổ nghề bánh cáy là nhũ mẫu của Thái tử - Ảnh 2.

Ông Nguyễn Trọng Cường, xã Nguyên Xá huyện Đông Hưng (tỉnh Thái Bình) cho biết: Thái tử bị hạ ngục, đồ ăn trong tù không thể ăn được, bà Nguyễn Thị Tần liền dùng kinh nghiệm làm chè lam ở quê nhà thêm hương vị tạo ra loại bánh gọi là Bánh Cáy cho Thái tử ăn thay cơm trong suốt thời gian ngục tù.

Bánh cáy Thái Bình ăn "chất như nước cất", bất ngờ biết tổ nghề bánh cáy là nhũ mẫu của Thái tử - Ảnh 3.

Một thời gian sau, đất nước loạn lạc, bà Nguyễn Thị Tần xin về quê nhà. Bằng tấm lòng cao đẹp của mình, bà dốc hết tiền, ruộng đất vua ban để giúp đỡ dân làng.

Ông Nguyễn Trọng Cường, xã Nguyên Xá, huyện Đông Hưng (tỉnh Thái Bình) cho biết:  Sau khi về quê bà dùng tiền, ruộng đất giúp dân, xây chợ,làm mương, chia ruộng cho dân, giúp người nghèo, dạy dân làm bánh cáy,..

Bánh cáy Thái Bình ăn "chất như nước cất", bất ngờ biết tổ nghề bánh cáy là nhũ mẫu của Thái tử - Ảnh 4.

Nhờ công lao to lớn của bà, món bánh cáy được dân làng Nguyễn lưu truyền và phát triển hơn 200 năm đến nay, trở thành món bánh đặc sản nức tiếng của Thái Bình.

Bánh cáy Thái Bình ăn "chất như nước cất", bất ngờ biết tổ nghề bánh cáy là nhũ mẫu của Thái tử - Ảnh 5.

Ông Hoàng Duy Thắng, chủ cơ sở bánh cáy Hoàng Thắng xã Nguyên Xá, huyện Đông Hưng (tỉnh Thái Bình): Gia đình tôi làm bánh lâu năm rồi, nguyên liệu và hương vị làm bánh Cáy vẫn giữ nguyên vẹn, chỉ có cách đóng gói thay đổi cho phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. 

Bánh Cáy trước chỉ bán trong tỉnh, nhưng giờ đưa khắp mọi miền đất nước, không chỉ làm quà biếu, lễ Tết, mà bán quanh năm, bánh ăn hàng ngày,…

Bánh cáy Thái Bình ăn "chất như nước cất", bất ngờ biết tổ nghề bánh cáy là nhũ mẫu của Thái tử - Ảnh 6.

Bà Nguyễn Thị Tần không chỉ là người sáng tạo ra món bánh Cáy cho người dân làng Nguyễn nói riêng, đặc sản cho vùng quê Thái Bình nói chung mà hơn hết ở bà hội tụ đầy đủ vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam: Công dung ngôn hạnh, hiền thục nết na lại thông minh sáng tạo. Có những câu thơ ca ngợi bà:

“Trời sinh trác vĩ

Nữ trang anh hùng

Với nước kiệt tiết

Với dân phả thị

Với đời có công

Với người đáng thờ

Trung với vua

Tiết tháo không bờ

Với sử có khắc

Với bia không mờ”.

Đền thờ bà Nguyễn Thị Tần, tổ nghề bánh cáy đã được UBND tỉnh Thái Bình công nhận di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh.