Trong khuôn khổ Hội nghị giao ban quản lý quý I do Bộ Thông tin & Truyền thông (TT&TT) tổ chức với sự tham gia của các lãnh đạo Bộ, những kết quả nổi bật trong Quý I/2023 của Bộ TT&TT đã được báo cáo. Đồng thời, triển khai các nhiệm vụ trọng tâm thực hiện trong Quý II/2023 và báo cáo về công tác giải quyết kiến nghị của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp là đối tượng quản lý nhà nước của Bộ.
Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đã chỉ rõ những việc toàn ngành cần thực hiện và đem lại kết quả thiết thực trong năm 2023, bao gồm:
Các doanh nghiệp đã có hợp tác với các bộ, ngành, địa phương thì phải chú ý đánh giá lại hệ thống CNTT của các bộ, ngành, địa phương để đề xuất nâng cấp, đảm bảo kết nối chia sẻ dữ liệu và chất lượng dịch vụ công trực tuyến. Vì năm 2023 là năm tạo ra thay đổi căn bản để đánh giá của Liên minh Viễn thông Thế giới về chính phủ điện tử, chính phủ số Việt Nam được chính xác, thông qua việc cung cấp đầy đủ thông tin cũng như cải thiện các thành phần đang có điểm thấp để thứ hạng Việt Nam được công bố vào năm 2024 sẽ tăng ít nhất 10 hạng, từ 86 xuống dưới 75.
Năm 2023 là năm sử dụng AI để tạo ra các trợ lý ảo, đóng góp chuyên gia trong các lĩnh vực, các doanh nghiệp, các tổ chức, việc này cần được áp dụng rộng rãi. Như cách làm của Misa, cách làm đơn giản nhưng giá trị mang lại rất lớn.
Bộ trưởng cho rằng, năm 2023 là năm tạo ra cách tiếp cận thiết thực, phải ra kết quả có lợi cho người dân, kết thúc công việc và tạo ra giá trị. Trong đó, 100% các dịch vụ công trực tuyến đủ điều kiện phải lên toàn trình, 50% số hồ sơ được xử lý trực tuyến toàn trình, viễn thông cũng phải xử lý triệt để SIM rác, giải quyết vấn đề lợi dụng sim rác để thực hiện lừa đảo.
Năm 2023 cũng là năm đẩy cao chất lượng trong tất cả các hoạt động, không chỉ riêng luật pháp, trong đó có chất lượng và bền vững của hạ tầng số. Hạ tầng số là hạ tầng của nền kinh tế và xã hội số. Hạ tầng số mà trục trặc, không ổn định, chất lượng không tốt sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế.
Năm 2023 là năm dữ liệu, cần làm rõ nội hàm, phân công nhiệm vụ cho các đơn vị trong Bộ, ngoài Bộ và các bộ, ngành, địa phương khác. Bộ TT&TT sẽ là Bộ làm mẫu về vấn đề dữ liệu.
Năm 2023 là năm thực thi các chiến lược đã ký. Vì vậy, Bộ cần lập chương trình hành động cho mình và các bộ, ngành, địa phương, liên quan, đưa quản lý, thực thi chiến lược vào thực tế; đo lường và công bố.
Năm 2023 là năm đầu tiên đánh giá và công bố chất lượng các cổng dịch vụ công, kể cả chất lượng cải cách các thủ tục hành chính trên Cổng TTĐT của các Bộ, ngành, địa phương, chuyển từ có sang chất lượng.
Năm 2023 là năm Bộ đứng ra đảm bảo chất lượng toàn trình của liên thông dữ liệu, đảm bảo chất lượng dịch vụ công liên hệ thống.
Năm 2023 là năm vận hành các hệ thống giám sát online, giám sát chính mình và các đối tượng quản lý.
Để có thể lên môi trường số toàn trình, toàn diện để giám sát, cảnh báo và đo lường được, Bộ trưởng chỉ đạo, năm 2023 là năm mẫu về xây dựng nền tảng làm việc số, 100% công việc của nhân viên phải được thực hiện trên môi trường số. Ngoài ra, năm 2023 phải là năm đưa các doanh nghiệp công nghệ số đi ra nước ngoài, chinh phục thế giới và làm thịnh vượng Việt Nam.
Đối với lĩnh vực báo chí, truyền thông, Bộ trưởng chỉ đạo, năm 2023 là năm đưa các cơ quan báo chí lên các nền tảng số, là năm biến các cơ quan báo chí, nhà xuất bản thành các nền tảng. Đồng thời cũng là năm lành mạnh hoá báo chí. Đây là giai đoạn phát triển báo chí sau giai đoạn sắp xếp. Những báo, tạp chí, trang thông tin điện tử sai phạm phải được nhắc nhở thường xuyên và xử phạt.
Năm 2023 là năm quản lý các nền tảng xuyên biên giới vào đúng quy định pháp luật Việt Nam. Các nền tảng này tiền thì nhiều nhưng trách nhiệm xã hội kém, cần nâng lên một mức nữa để quản lý các nền tảng xuyên biên giới theo đúng quy định pháp luật.
Theo Bộ Trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, nhiệm vụ trong lĩnh vực Bưu chính sẽ phối hợp với các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính nghiên cứu các phương án thúc đẩy kinh tế số nông nghiệp, nông thôn.
Trong lĩnh vực viễn thông, Cục Viễn thông chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan nghiên cứu, đề xuất Lãnh ddaioj Bộ việc triển khai áp dụng Ứng dụng định danh điện tử VNeID có giá trị pháp lý tương đương với giấy tờ tùy thân trong công tác quản lý phát triển thuê bao di động. Tiếp theo, Cục Tần số vô truyến điện chủ trì, phối với hợp với Thanh tra Bộ và các đơn vị liên quan tiếp tục rà soát, phát hiện các trạm BTS giả phát tán tin nhắn rác, chuyển cơ quan chức năng ử lý theo quy định của pháp luật.
Lĩnh vực Chuyển đổi số quốc gia và Chính phủ số, Bộ trưởng yêu cầu Cục chuyển đối số quốc giá chủ trì, phối hợp với Tổng Công ty Truyền thông đa phương tiện VTC triển khai thử nghiệm và thực hiện khảo sát ý kiến của người dùng tại một số địa phương để đánh giá, hoàn thiện Nền tảng học trực tuyến mở đại trà (One Touch).
Cục chuyển đổi số quốc gia tiếp tục nghiên cứu chuyên đề, báo cáo bộ trưởng về hệ điều hành đô thị thông minh. Cục chuyển đổi số quốc gia chủ trì, phối hợp đơn vị liên quan thực hiện ra soát, đánh giá lại nên tảng số bộ Thông tin và truyền thông đã được công bố năm 2022, đảm bảo hiệu quả thực chất.
Ngoài ra, Cục chuyển đổi số quốc gia chủ trì phối hợp vụ kế hoạch gạch ngang tài chính và các đơn vị liên quan thuộc bộ tài chính, bộ kế hoạch gạch ngang đầu tư, ban hành văn bản hướng dẫn các địa phương về việc áp dụng thuê dịch vụ công nghệ thông tin có thời hạn trên một năm và dưới năm năm mà không phải đào tạo lại.
Về lĩnh vực an toàn thông tin mạng, Bộ Trường yêu cầu, Cục an toàn thông tin đẩy mạnh hoàn thiện và cung cấp nền tảng hỗ trợ xác định và quản lý đảm bảo An toàn Hệ thống thông tin theo cấp độ cho các bộ, ngành địa phương sử dụng.
Trung tâm chứng thực điện tử quốc gia nghiên cứu phương án triển khai phổ cập chữ ký số / hợp đồng giao dịch điện tử có giá thành phù hợp với người dân, phối hợp với các đơn vị chức năng thuộc bộ Lao động gạch ngang thương binh và xã hội nghiên cứu, đề suất phương án triển khai hợp đồng lao động điện tử đảm bảo tính pháp lý theo quy định.
Trong lĩnh vực kinh tế số và xã hội số, Vụ kinh tế số và xã hội số nghiên cứu kế hoạch phát triển kinh tế số của Trung Quốc để học hỏi những kinh nghiệm hay, phối hợp với các đơn vị liên quan của bộ kế hoạch và đầu tư nghiên cứu áp dụng vào thực tế Việt Nam để đưa kinh tế số trở thành động lực tăng trưởng kinh tế trong thời gian tới.
Đối với lĩnh vực công nghiệp công nghệ số, Bộ trường yêu cầu Cục công nghiệp công nghệ thông tin và truyền thông chủ trì phối hợp vụ hợp tác quốc tế xây dựng Định hướng phát triển cho các doanh nghiệp công nghiệp công nghệ số trong nước ở một số thị trường tiềm năng, tổ chức nghiên cứu và chính sách của Hàn Quốc trong việc định hướng phát triển thị trường công nghiệp công nghệ số để tìm ra cách tiếp cận phù hợp và khả thi cho Việt Nam.
Cục công nghiệp công nghệ thông tin và truyền thông phối hợp với hội tin học Việt Nam hoàn thiện báo cáo ai city đất năm 2022, trình báo cáo bộ trưởng. Thời hạn hoàn thành: tuần 15 năm 20223.
Lĩnh vực báo chí truyền thông, Cục báo chí chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan hướng dẫn các cơ quan báo chí Cách thức triển khai thực hiện công tác chuyển đổi số trong chiến lược chuyển đổi số báo chí đến năm 2022 phải định hướng năm 2030.
Cục báo chí chủ trì xây dựng kế hoạch triển khai chỉ thị số 07/CT-TTg ngày 21/3/2023 của Thủ tướng chính phủ về việc tăng cường công tác truyền thông chính sách.
Lĩnh vực tổng hợp, Vụ kế hoạch tài chính chủ trì, phối hợp Cục Báo chí, Cục PTTH&TTĐT rà soát để tham mưu sửa đổi quy định về định mức kinh tế kĩ thuật, hỗ trợ tháo gỡ vướng mắc cho cơ quan báo chí.
Vụ tổ chức Cán bộ chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện ra soát, đánh giá lĩnh vực hoạt động và vai trò của hội hiệp hội thuộc lĩnh vực thông tin và truyền thông để đảm bảo không chồng chéo về lĩnh vực hoạt động các hội có quy mô nhỏ thì nghiên cứu đề suất chuyển địa phương quản lý.
Văn Phòng bố sắp xếp lịch và tổ chức các buổi làm việc của bộ trưởng và lãnh đạo bộ với các hiệp hội thuộc lĩnh vực thông tin và truyền thông.
Đối với các nhiệm vụ cụ thể chưa có thời hạn hoàn thành, đề nghị các đơn vị nghiên cứu, báo cáo và đề suất với bộ trưởng lãnh đạo bộ và thời hạn hoàn thành trong vòng bẩy ngày kể từ ngày làm việc.