Dân Việt

Bất chấp nguy hiểm, nhiều người “ôm” bốt điện mưu sinh

Nhật Lệ 09/05/2023 11:16 GMT+7
Tấm biển cảnh báo với dòng chữ “nguy hiểm chết người” gần như vô tác dụng khi nhiều năm nay, một số người dân sinh sống tại Thủ đô Hà Nội vẫn vô tư sinh hoạt, bán hàng ngay dưới chân những bốt điện hay trạm biến áp.
Bất chấp nguy hiểm, nhiều người “ôm” bốt điện mưu sinh - Ảnh 1.

Trên một số con phố tại Hà Nội, không khó để bắt gặp hình ảnh những bốt điện hay trạm biến áp đặt ngay trên vỉa hè, gần sát khu dân cư. Chỉ tính riêng khu vực nội thành đã có rất nhiều bốt điện lớn nhỏ nằm “hiên ngang”, gây cản trở lối đi dành cho người đi bộ. Ảnh: Nhật Lệ

Bất chấp nguy hiểm, nhiều người “ôm” bốt điện mưu sinh - Ảnh 2.

Một số trạm biến áp nằm “sừng sững”, choán hết mặt tiền của nhiều cửa hàng. Ảnh: Nhật Lệ

Bất chấp nguy hiểm, nhiều người “ôm” bốt điện mưu sinh - Ảnh 3.

Không chỉ gây mất mỹ quan, các bốt điện này còn tiềm ẩn những nguy cơ cháy nổ cao. Tuy vậy, nhiều hàng quán vẫn bất chấp mở và bày bán ngay dưới chân những bốt “tử thần” này. Khách hàng cũng bất chấp hiểm nguy. Ảnh: Nhật Lệ

Bất chấp nguy hiểm, nhiều người “ôm” bốt điện mưu sinh - Ảnh 4.

Tấm biển cảnh báo với dòng chữ “cấm lại gần, có điện nguy hiểm chết người” bị người dân ngó lơ. Ảnh: Nhật Lệ

Bất chấp nguy hiểm, nhiều người “ôm” bốt điện mưu sinh - Ảnh 5.

Rất nhiều đồ đạc, vật dụng được đặt ngay cạnh những trụ, bốt điện này. Đáng nói, một trong số chúng là những đồ vật dễ cháy và bén lửa như hộp giấy, thùng xốp, chiếu, chăn, bạt… Ảnh: Nhật Lệ

Bất chấp nguy hiểm, nhiều người “ôm” bốt điện mưu sinh - Ảnh 6.

Tại khu vực sầm uất như phố cổ, hàng quán chiếm dụng những bốt điện để phục vụ việc kinh doanh. Nhiều trạm biến áp bỗng có công dụng thứ hai, được tận dụng làm nơi treo, để đồ đạc. Ảnh: Nhật Lệ

Bất chấp nguy hiểm, nhiều người “ôm” bốt điện mưu sinh - Ảnh 7.

Đầu con phố Hàng Đường (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), một quán ăn bày bán tràn ra vỉa hè, ngay bên cạnh bốt điện. Bà Nguyễn Thị Thoa, một người dân sinh sống tại đây chia sẻ: “Cứ đi một đoạn lại thấy một tủ điện như này, có thấy biển cảnh báo nhưng người ta không để ý, họ chỉ tập trung buôn bán, như vậy rất nguy hiểm". Ảnh: Nhật Lệ

Bất chấp nguy hiểm, nhiều người “ôm” bốt điện mưu sinh - Ảnh 8.

Hàng quán bán đồ ăn trên phố Thanh Hà (quận Hoàn Kiếm) sử dụng nguồn điện, nhiệt và bếp gas ngay cạnh bốt điện làm tăng nguy cơ cháy nổ, nhất là khi thời tiết Hà Nội đang bước vào đợt nắng nóng. Ảnh: Nhật Lệ

Bất chấp nguy hiểm, nhiều người “ôm” bốt điện mưu sinh - Ảnh 9.

Một tiệm ăn nằm trong con ngõ nhỏ trên đường Thụy Khuê (quận Tây Hồ), bếp nấu cùng bình ga cũng đặt gần cột điện, bên cạnh là thực khách đang ngồi ăn. Ảnh: Nhật Lệ

Bất chấp nguy hiểm, nhiều người “ôm” bốt điện mưu sinh - Ảnh 10.

Trên phố Dịch Vọng (quận Cầu Giấy), người bán hàng rong hay trà đá lựa chọn địa điểm bán hàng, mưu sinh ngay bên cạnh những bốt điện tiềm ẩn nhiều rủi ro. Vừa phe phẩy nón trước tiết trời oi ả, bà Phan Thị Loan, một người bán hàng rong vừa nói: “Việc cháy nổ chỉ là hi hữu thôi, quá nhiều trụ điện được đặt trên vỉa hè nên không thể tránh được”. Ảnh: Nhật Lệ

Bất chấp nguy hiểm, nhiều người “ôm” bốt điện mưu sinh - Ảnh 11.

Cố tình chiếm dụng bốt điện vì mục đích cá nhân là việc làm tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Điều 53 của Luật Điện lực số 28/2004/QH11 ngày 3/2/2004 đã quy định rõ: Không được xây dựng nhà ở, công trình và trồng các loại cây cao hơn 2 mét trong hành lang bảo vệ an toàn trạm điện; không xâm phạm đường ra vào của trạm; Nhà ở, công trình xây dựng gần hành lang bảo vệ của trạm điện phải bảo đảm không làm hư hỏng bất kỳ bộ phận nào của trạm. Ảnh: Nhật Lệ