Sau 2 ngày tăng giá, giá mít Thái hôm nay 9/5 tại Tiền Giang đã đi ngang, tức không tăng không giảm so với ngày hôm qua.
Mặc dù giá đi ngang, nhưng các thương lái và vựa ở địa phương này cho rằng, có thể trong thời gian ngắn tới, giá mít sẽ tiếp tục có biến động theo hướng giảm.
Một chủ vựa ở tỉnh Tiền Giang cho hay, các đối tác Trung Quốc báo giá thu mua không khác gì so với hôm qua.
Cụ thể, phần lớn các vựa mua mít Nhất với giá 32.000 đồng/kg, mít Nhì từ 22.000 đồng/kg, mít Kem lớn 20.000 đồng/kg, mít Kem nhỏ 14.000 đồng/kg, mít Kem loại 3 là 8.000 đồng/kg.
Tại vườn, giá mít Tiền Giang được thương lái mua thấp hơn giá vựa 2.000 đồng/kg, túc mít Nhất chỉ được mua với giá 30.000 đồng/kg, mít Nhì 20.000 đồng/kg, mít Kem lớn 18.000 đồng/kg, mít Kem nhỏ 12.000 đồng/kg, mít Kem loại 3 là 6.000 đồng/kg.
Cập nhật giá mít Thái hôm nay tại An Giang, Đồng Tháp, Hậu Giang, Sóc Trăng, Vĩnh Long và TP.Cần Thơ cho thấy, giá mít ở mức tương đương so với hôm qua. Hiện hoạt động mua bán vẫn diễn ra bình thường, một số nơi các thương lái không phân loại mà mua xô.
Đa số các vựa báo giá mua mít Nhất với giá 31.000 đồng/kg, mít Nhì từ 21.000 đồng/kg, mít Kem lớn 19.000 đồng/kg, mít Kem nhỏ 13.000 đồng/kg, mít Kem loại 3 là 7.000 đồng/kg.
Phía thương lái mua mít Nhất từ 29.000 đồng/kg, mít Nhì từ 19.000 đồng/kg, mít Kem lớn 17.000 đồng/kg, mít Kem nhỏ 11.000 đồng/kg, mít Kem loại 3 là 5.000 đồng/kg.
Trái mít xơ đen sẽ không bán được, phải cắt bỏ, từ đó người dân sẽ bị thiệt hại nặng về chi phí đầu tư và công chăm sóc.
Theo đó, để hạn chế tình trạng trên, đa số người dân ở ĐBSCL đều phun thuốc phòng ngừa, đặc biệt là trong thời điểm thời tiết giao mùa như hiện nay.
"Mít bị xơ đen xảy ra trong màu khô và mùa mưa, tuy nhiên mùa mưa tỉ lệ trái bị bệnh nhiều hơn. Do đó, phải phun thuốc phòng ngừa trước khi bệnh gây hại cho trái" - anh Lê Văn Tuân ở xã Mỹ Hạnh Trung, thị xã Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang cho hay.
Theo anh Tuân, để phun ngừa mít xơ đen, thường người dân ở địa phương phun các loại thuốc trừ vi khuẩn, kết hợp với thuốc có chứa chất canxi bo.
Cũng theo anh Tuân, do thuốc phun 1 thời gian ngắn sẽ hết tác dụng nên phải phun định kỳ khoảng 1 tháng 1 lần để đạt hiệu quả cao nhất.
Theo tìm hiểu, ngoài phun thuốc ngừa xơ đen, người dân ở ĐBSCL còn kết hợp với tuyển trái (cắt bỏ trái non nghi bị xơ đen, chừa lại trái đẹp không bị bệnh). Việc tuyển trái này cũng thực hiện nhiều lần trong 1 vụ.