Hôm nay 26/5, do giá mít ở mức rất thấp, nhiều vựa mít Thái ở tỉnh Tiền Giang không báo giá thu mua mít Thái rộng rãi. Theo đó, đa số các vựa chỉ báo giá riêng cho các thương lái thường "làm ăn" chung trong thời gian qua.
Giá mít Thái được đa số các vựa ở Tiền Giang đưa ra như sau: Mít Nhất 12.000 đồng/kg, mít Nhì 9.000 đồng/kg, mít Kem lớn có giá 9.000 đồng/kg, mít Kem nhỏ 7.000 đồng/kg, mít kem ba là 5.000 đồng/kg.
Mức giá này tương đương với những ngày trước đó. Theo dự đoán của các vựa, trong vài ngày tới, giá mít Thái tiếp tục "nằm im 1 chỗ".
Thương lái vào vườn mua mít Nhất với giá 10.000 đồng/kg, mít Nhì 7.000 đồng/kg, mít Kem lớn 7.000 đồng/kg, mít Kem nhỏ 5.000 đồng/kg, mít kem ba là 3.000 đồng/kg.
Do giá mít giảm, rất khó để phân loại nên nhiều thương lái vào vườn mua xô (không phân loại) với giá từ 2.000-4.000 đồng/kg.
Tại các địa phương khác ở ĐBSCL như Hậu Giang, An Giang, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Đồng Tháp và TP.Cần Thơ, giá mít cũng không tăng không giảm so với hôm qua và vài ngày trước đó.
Phần lớn các chủ vựa cho hay, mít Nhất đang được thu mua với giá 11.000 đồng/kg, mít Nhì 8.000 đồng/kg, mít Kem lớn 8.000 đồng/kg, mít Kem nhỏ 6.000 đồng/kg, mít kem ba là 4.000 đồng/kg.
Còn thương lái vào vườn mua mít Nhất với giá 9.000 đồng/kg, mít Nhì 6.000 đồng/kg, mít Kem lớn 6.000 đồng/kg, mít Kem nhỏ 4.000 đồng/kg, mít kem ba là 2.000 đồng/kg.
Bán mít giá thấp, nhà vườn trồng mít Thái còn đang gặp khó khăn gì?
Theo tìm hiểu, ngoài giá mít giảm mạnh, người dân ĐBSCL còn gặp khó khăn khi tình trạng mít xơ đen xảy ra ngày càng nhiều.
Đối với những trái mít xơ đen, người dân không bán được, chỉ cắt bỏ nên tốn nhiều chi phí và thời gian đầu tư.
Nhiều hộ dân cho hay, mặc dù đã làm nhiều giải pháp, nhưng tình trạng mít xơ đen không được cải thiện.
Đối với tình trạng này, một số người dân có nhiều năm kinh nghiệm trồng mít Thái cho hay, hiện nay, mít xơ đen nhiều là do đang bước vào mùa mưa. Đối với mùa nắng, mít xơ đen ít hơn, thậm chí không có.
Để hạn chế tình trạng này, thường phải để vườn mít thông thoáng, gốc mít không ẩm và bón vôi để hạn chế nấm khuẩn tồn tại trong đất. Đặc biệt, trước khi làm bông, cần bón vôi.
Ngoài ra, để hạn chế tình trạng này, cần có biện pháp tuyển trái hợp lý, tức tuyển trái nhiều lần, phải loại bỏ trái có nguy cơ bị xơ đen từ nhỏ.