Nhắc đến các nhân vật trong lịch sử Trung Quốc, Tần Thủy Hoàng có lẽ là cái tên không thể bỏ qua. Được mệnh danh là "hoàng đế xuyên thời đại", ông có tác động sâu sắc đến sự phát triển của Trung Quốc.
Mặc dù nhiều lời đồn đại về Tần Thủy Hoàng nhưng vào thời điểm ông trị vì đất nước, đã có vô số những kiến trúc nổi tiếng được xây dựng, trong đó có một con đường giao thông vô cùng đặc biệt.
Theo đó, sau khi thống nhất giang sơn, Tần Thủy Hoàng xây dựng một mạng lưới đường bộ kết nối nhiều vùng đất nước để phục vụ cho nhu cầu đi lại, giao thương được mang tên là Đường Tần Chí. Tuy nhiên, trải qua hơn 2.000 năm, con đường đặc biệt này lại khiến nhiều chuyên gia kinh ngạc khi không có một ngọn cỏ dại mọc được lên.
Điều này đã khơi gợi sự tò mò và khiến nhiều chuyên gia đi tìm hiểu nguyên nhân đằng sau. Sau đó, họ đưa ra một kết luận vô cùng bất ngờ về con đường này. Các chuyên gia giải thích rằng khi con đường được xây dựng, tình trạng cỏ dại mọc cũng đã được tính đến. Để ngăn chặn điều này nhiều thợ thủ công lành nghề đã được mời đến để đưa ra lời khuyên trong quá trình xây dựng và cuối cùng phương pháp đốt đất đã được áp dụng.
Bởi vì con đường này rất quan trọng, để có thể tồn tại lâu dài, toàn bộ đất dùng để xây dựng nó đều đặc biệt được nung ở nhiệt độ cao trong thời gian dài. Quá trình này sẽ khiến toàn bộ chất hữu cơ trong đất đều bị phá hủy, không còn phù hợp cho sự sống của cây cỏ. Hơn nữa, việc sử dụng đất nung làm đường sẽ làm cho chất lượng đất tương đối cứng, tuổi thọ sử dụng lâu hơn.
Đây chính là lý do các loài thực vật không thể sinh tồn, thậm chí cỏ dại cũng không thể mọc trên con đường xây dựng dưới thời Tần Thủy Hoàng. Sau khi hiểu được lý do đằng sau, các nhà nghiên cứu đều khâm phục tầm nhìn của người xưa.