Cụ thể, theo số liệu thống kê của Statista, Việt Nam hiện nằm trong top 10 thị trường ưa chuộng ứng dụng này, với gần 12 triệu lượt tải vào năm 2022. Điều khiến Telegram phổ biến như vậy là nhờ việc ứng dụng này tính bảo mật cao. Đặc biệt là khi người dùng đang ngày càng ý thức về bảo vệ dữ liệu cá nhân trên không gian mạng. Nhưng đây cũng lại chính là lý do khiến Telegram trở thành môi trường dễ dàng cho tội phạm mạng lộng hành.
Các hình thức lừa đảo phổ biến hiện nay có thể kể đến như: Lừa đảo tuyển dụng, lừa đảo việc nhẹ lương cao, tuyển mẫu nhí,… muôn hình vạn trạng những hình thức lừa đảo trực tuyến, đều có một điểm chung: hướng đến ứng dụng cuối là telegram. Ứng dụng này cho phép nhắn tin, gọi điện và gửi file miễn phí. Đây là những tính năng mà tất cả ứng dụng chat đều có thể thực hiện, nhưng đối tượng lừa đảo chọn Telegram bởi tính ẩn danh và xóa dấu vết cao hơn hẳn.
Báo cáo của Tổ chức chống tội phạm mạng toàn cầu cho biết, Telegram là dịch vụ được tội phạm mạng tin dùng nhất. Còn tại Việt Nam, mới đây, một đường dây cờ bạc với quy mô 2.600 tỷ đồng đã được cơ quan điều tra triệt phá. Các đối tượng đã sử dụng ứng dụng telegram để dụ dỗ nhiều người tham gia.
Trước đó, vào năm 2018, Tòa án Iran đã tuyên bố cấm sử dụng Telegram. Tháng 10 năm 2022, Đức quyết định phạt ứng dụng tin nhắn Telegram 5 triệu euro vì không có cơ chế cho người dùng báo cáo sai phạm. Tại Việt Nam, Chính phủ cũng vừa trình Quốc hội Dự án Luật Viễn thông sửa đổi, trong đó đưa chế tài quản lý dịch vụ truyền thông qua Internet, trong đó có Telegram vào luật.