Dân Việt

Rùng mình mỗi lần vượt qua cây cầu sắt ở ngoại thành Hà Nội

Nhật Minh 02/07/2023 08:08 GMT+7
Cầu Cốc Thượng dài khoảng 50m, mặt cầu rộng 2,5m, mố cầu làm bằng các cột bê tông. Mỗi khi phương tiện có trọng tải lớn đi qua, cầu Cốc Thượng rung lên và phát ra tiếng kêu lớn.

Rùng mình mỗi lần vượt qua cây cầu sắt ở ngoại thành Hà Nội

Rùng mình mỗi lần vượt qua cây cầu sắt ở ngoại thành Hà Nội - Ảnh 2.

Cầu Cốc Thượng nối xã Hoàng Diệu của huyện Thanh Oai với xã Thanh Mai của huyện Chương Mỹ (Hà Nội) có chiều dài khoảng 50m, mặt cầu rộng 2,5m, mố cầu làm bằng các cột bê tông.

Rùng mình mỗi lần vượt qua cây cầu sắt ở ngoại thành Hà Nội - Ảnh 3.

Mặt cầu được tạo ra từ những thanh thép ống xếp thành hàng. Là cây cầu huyết mạch kết nối hai huyện Chương Mỹ và Thanh Oai nên lưu lượng phương tiện tham gia giao thông qua cây cầu này rất lớn.

Rùng mình mỗi lần vượt qua cây cầu sắt ở ngoại thành Hà Nội - Ảnh 4.

Theo thiết kế, xe tải nhỏ có trọng tải 1,5 tấn có thể lưu thông bình thường. Mỗi lần có xe ô tô qua cầu thì tất cả các phương tiện giao thông khác đều phải dừng lại nhường đường.

Rùng mình mỗi lần vượt qua cây cầu sắt ở ngoại thành Hà Nội - Ảnh 5.

Mỗi khi phương tiện có trọng tải lớn đi qua, chiếc cầu rung lên bần bật và tạo ra những âm thanh khiến cho người đang đi trên cầu cảm thấy sợ hãi.

Rùng mình mỗi lần vượt qua cây cầu sắt ở ngoại thành Hà Nội - Ảnh 6.

Anh Lê Đình Nam (Kim Bài, huyện Thanh Oai) cho biết: “Tôi thường xuyên qua cầu Cốc Thượng bằng ô tô tải, vận chuyển nông sản như rau củ quả. Dù về cảm quan cầu tương đối chắc chắn nhưng mỗi khi đi qua tôi vẫn thấy lo vì cầu rung lắc".

Rùng mình mỗi lần vượt qua cây cầu sắt ở ngoại thành Hà Nội - Ảnh 7.

"Nếu đi vòng xuống cầu Văn Phương để sang Hoàng Diệu sẽ xa hơn khoảng 12km và xa hơn 20km nếu đi lên phía cầu Mai Lĩnh. Vừa tốn xăng, tốn thời gian nên nhiều người lựa chọn đi qua cầu này", anh Nam nói.

Rùng mình mỗi lần vượt qua cây cầu sắt ở ngoại thành Hà Nội - Ảnh 8.

Chị Hà Thu Trang (Chương Mỹ) cho biết: "Đêm hôm đi qua cầu cũng thấy sợ vì không có điện, nhưng đi nhiều thành quen. Chúng tôi đi chợ buổi sáng toàn phải đi qua đây, nhiều khi cũng thấy nguy hiểm nhưng mọi người khi lưu thông cũng chú ý quan sát. Kể mà có được cây cầu kiên cố để cho bà con đi qua sẽ đỡ sợ hãi, vất vả hơn".

Rùng mình mỗi lần vượt qua cây cầu sắt ở ngoại thành Hà Nội - Ảnh 9.

Theo thống kê của UBND huyện Thanh Oai, hiện có 8 cây cầu bắc qua sông Đáy nối huyện Thanh Oai với huyện Chương Mỹ. Nhu cầu đi lại, giao lưu buôn bán của nhân dân hai huyện ngày càng lớn nhưng mới chỉ có 2/8 cầu được xây dựng kiên cố; còn lại 6/8 cầu là cầu sắt tạm, cầu phao, tiềm ẩn nhiều nguy cơ cao mất an toàn.

Rùng mình mỗi lần vượt qua cây cầu sắt ở ngoại thành Hà Nội - Ảnh 10.

Từ năm 2019, huyện đã mời các sở, ngành của thành phố về khảo sát những cây cầu xuống cấp và đề xuất xây dựng thêm cầu kiên cố tại các điểm theo quy hoạch, song đến nay vẫn chưa được triển khai.

Rùng mình mỗi lần vượt qua cây cầu sắt ở ngoại thành Hà Nội - Ảnh 11.

Theo tìm hiểu, kinh phí xây dựng các cầu tạm trên địa bàn đều của những hộ cá nhân. Các cầu đang được các xã liên quan giao thầu cho những hộ này quản lý, thu phí với giá bình quân 2.000-3.000 đồng/lượt xe đạp, xe máy; 10.000-15.000 đồng/lượt ô tô tùy loại.