Từ xa xưa, cà cuống đã được biết đến như một gia vị quý tộc không thể thiếu trong nhiều món ăn truyền thống. Theo thời gian, cà cuống tự nhiên ngày một suy giảm do môi trường sống thay đổi và tình trạng đánh bắt quá nhiều, những món ăn cũng dần bớt đi hương vị thân quen. Cho đến những năm gần đây, nhận thấy tiềm năng phát triển kinh tế của các sản phẩm được chế biến sâu từ cà cuống, nhiều hộ nông dân đã tích cực đầu tư nuôi cà cuống số lượng lớn với mục đích thu hoạch tinh dầu cà cuống để làm nước mắm, các món ăn ngon,...
Trong số phát sóng hôm nay, chương trình Sổ tay Nhà nông sẽ cùng bà con tìm hiểu kỹ thuật bảo quản và chế biến cà cuống sau thu hoạch.
SỔ TAY NHÀ NÔNG: Kỹ thuật bảo quản và chế biến cà cuống sau khi thu hoạch
Đối với cà cuống sống: Cho cà cuống vào túi lưới cùng các nhánh tre để cà cuống bám hoặc cho vào thùng xốp có đục lỗ nhỏ để cà cuống hô hấp. Với cách làm này cà cuống có thể sống 1 – 2 ngày.
Đối với cà cuống làm chết: Sau khi sơ chế bọng đái và rửa sạch để ráo nước phải cho ngay vào tủ đá để bảo quản.
Áp bụng cà cuống xuống phía dưới, để phía lưng lên, lấy một que tre đầu vót nhọn rạch ngang lưng nơi tiếp giáp với ngực, ở vị trí đôi chân thứ ba. Sau đó, gấp bụng cà cuống xuống, sẽ thấy bọng dầu cà cuống lồi lên phía trên.
Lấy đầu tre nhọn khều hai bọng này ra, dùng ngón tay khẽ bỏ bọng vào bát hoặc chén. Khi được nhiều bọng, chích bọng cho dầu thoát ra khỏi bọng. Vỏ bọng được loại bỏ đi ngay, tránh để lâu dầu cà cuống sẽ có mùi hôi.
Trên đây là một số kỹ thuật bảo quản và chế biến cà cuống.
Hãy theo dõi chuyên mục Sổ tay Nhà nông các ngày thứ 2, 3, 5 và thứ 6 trên Chuyên mục Thông tin khuyến nông - Dân Việt Media, Chuyên trang Dân Việt Media và kênh Youtube: Sổ tay Nhà nông để có thêm những thông tin hữu ích về nông nghiệp.
Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về: Trung tâm Truyền hình số Dân Việt/ Báo Nông thôn Ngày nay - Lô E2, Khu đô thị mới Cầu Giấy, đường Dương Đình Nghệ, P. Yên Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
Email: sotaynhanong.danviet@gmail.com