Một số vựa lớn ở các tỉnh, thành vùng ĐBSCL cho hay, giá mít Thái hôm nay 12/8 tăng thêm 1.000 đồng/kg với hôm qua đối với tất cả các loại mít. Trước đó 1 ngày, giá mít cũng đã tăng 1.000 đồng/kg.
Tại Tiền Giang, gia mít Thái hôm nay được vựa báo giá như sau: mít Nhất 46.000 đồng/kg (tăng 1.000 đồng/kg so với hôm qua), mít Kem lớn 44.000 đồng/kg (tăng 1.000 đồng/kg), mít Kem nhỏ 34.000 đồng/kg, mít kem loại 3 từ 14.000 đồng/kg.
Cũng ở tỉnh Tiền Giang, các thương lái vào vườn mua mít Nhất với giá từ 44.000 đồng/kg, mít Kem lớn 42.0000 đồng/kg, mít Kem nhỏ 32.000 đồng/kg, mít Kem loại ba từ 12.000 đồng/kg.
Tại các địa phương khác ở ĐBSCL như An Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Hậu Giang, Sóc Trăng và TP.Cần Thơ, giá mít Thái hôm nay 12/8 tăng thêm 1.000 đồng/kg so với hôm qua.
Các thương lái và vựa cho hay, giá mít Thái tăng theo đúng xu hướng của mùa nghịch nhưng tốc độ tăng không nhanh.
Đa số các vựa mít ở những tỉnh, thành trên báo giá mua mít Nhất với giá 45.000 đồng/kg, mít Kem lớn 43.000 đồng/kg, mít Kem nhỏ 33.000 đồng/kg, mít Kem loại 3 từ 13.000 đồng/kg.
Còn thương lái vào vườn mua mít Nhất 43.000 đồng/kg, mít Kem lớn 41.000 đồng/kg, mít Kem nhỏ 31.000 đồng/kg, mít Kem loại 3 từ 11.000 đồng/kg.
Theo một số thương lái chuyên mua mít cho biết, giá mít Thái đã chính thức vượt qua giá mít ruột đỏ. Cụ thể, giá mít Thái loại Nhất ở Tiền Giang bán tại vựa là 46.000 đồng/kg, mít Nhì hoặc mít Kem lớn là 44.000 đồng, trong khi đó, giá mít ruột đỏ loại nhất là 45.000 đồng/kg, còn mít loại 2 là 35.000 đồng/kg.
Mức chênh lệch giữa giá mít Thái và giá mít ruột đỏ không nhiều. Tuy nhiên, trong thời gian tới, theo các thương lái nhận định, mức chênh lệch sẽ ngày càng cao, trong đó, giá mít Thái sẽ còn tăng hơn nữa, còn mít ruột đỏ sẽ vẫn ở mức hiện tại (giá mít ruột đỏ thường ổn định ở mức giá trên).
Về phía người dân trồng mít Thái cũng cùng nhận định, giá mít Thái sẽ còn tiếp tục tăng mạnh do mít đang trong mùa nghịch và sản lượng mít trong vườn không nhiều. Còn giá mít ruột đỏ do bình ổn không nếu có tăng sẽ tăng chậm và có thể thấp hơn mít Thái.
Hiện ở ĐBSCL, diện tích mít Thái tăng rất chậm, còn diện tích mít ruột đỏ tăng nhanh. Các cơ sở làm cây giống cũng ưu tiên số lượng cho mít ruột đỏ.