Là ấp đảo nằm cách trung tâm xã đảo Thạnh An khoảng 7km, giao thông đi lại bằng đường thủy, ngành nghề chủ yếu của người dân là sản xuất muối, còn lại buôn bán nhỏ, đánh bắt nuôi trồng thủy sản, bắt cua, ốc...
Cả đảo Thiềng Liềng chỉ có một đường độc đạo hình oval dài 4 km uốn quanh ruộng muối, sông rạch và rừng ngập mặn, Hiện nay, người dân trên ấp còn khá xa lạ với việc khai thác những tiềm năng, lợi thế sẵn có để phát triển du lịch cộng đồng.
Không gian nghề muối được tái hiện ngay trên cánh đồng muối đảo Thiềng Liềng, xã đảo Thanh An, huyện Cần Giờ (TP HCM). Du khách được tìm hiểu về quy trình làm muối của người dân ấp đảo, và trải nghiệm một số thao tác cơ bản.
Vì vậy, từ năm 2020, Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế và Du lịch đã phối hợp với Sở Du lịch TP triển khai nghiên cứu và tìm hiểu hệ sinh thái tự nhiên, sinh kế và đời sống tinh thần của cư dân Cần Giờ, nghiên cứu nội dung phát triển điểm đến du lịch Thiềng Liềng gắn với hệ giá trị sinh thái tự nhiên và văn hóa của địa phương.
Đồng thời, nhóm tư vấn còn tiến hành xây dựng mạng lưới kết nối nhằm hình thành chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch cộng đồng tại đảo Thiềng Liềng.
Từ đó, bước đầu định vị hình ảnh và sản phẩm du lịch tổng thể tại ấp Thiềng Liềng gắn với văn hóa hàng hóa của cư dân ấp đảo, với triết lý khai thác là “Du lịch hội tụ”.
Đảo Thiềng Liềng, xã đảo Thanh An, huyện Cần Giờ (TP HCM) có khoảng 16 điểm đến với các sản phẩm du lịch mang đặc trưng của hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ và văn hóa của người dân vùng biển...
Theo TS Tạ Duy Linh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế và Du lịch, ở giai đoạn 1 – kế hoạch phát triển du lịch cộng đồng tại Thiềng Liềng, Viện tư vấn đã nhận được sự tham gia tích cực, phấn khởi của người dân địa phương.
Bước đầu, ấp Thiềng Liềng có khoảng 16 điểm đến với các sản phẩm du lịch mang đặc trưng của hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ và văn hóa của người dân vùng biển như: ẩm thực và thức uống vùng biển, không gian nghề muối, không gian hoài niệm, homestay, đờn ca tài tử, ngâm chân thư giãn...
Tất cả các sản phẩm du lịch này do chính các hộ dân và cư dân đang sinh sống tại ấp đảo Thiềng Liềng thực hiện.
Theo Giám đốc Sở Du lịch TP Hồ Chí Minh Nguyễn Thị Ánh Hoa, các điểm đến ở ấp Thiềng Liềng được hình thành dựa trên các yếu tố bản sắc văn hóa, điều kiện tự nhiên và đặc điểm của từng hộ gia đình nhằm tăng thu nhập, giải quyết việc làm và nâng cao dân trí của cộng đồng.
Người dân tham gia làm du lịch cộng đồng từ trước đến nay chủ yếu làm nghề muối. Vì thế, tất cả ẩm thực, thức uống trong tour đều do chính người dân bản địa tự tay làm, nấu, chế biến với cách làm thủ công, nguyên liệu có sẵn trong vườn. Trong đó có các món như sâm sâm, bánh lọt, nước nha đam, hay các ẩm thực vùng biển như cá kèo bông đỏ, hàu...
Các điểm đến ở đảo Thiềng Liềng (xã Thanh An, huyện Cần Giờ, TP HCM) được hình thành dựa trên các yếu tố bản sắc văn hóa, điều kiện tự nhiên và đặc điểm của từng hộ gia đình nhằm tăng thu nhập, giải quyết việc làm và nâng cao dân trí của cộng đồng.
Chủ tịch UBND huyện Cần Giờ Nguyễn Văn Hồng cho biết: Điểm du lịch cộng đồng ở ấp Thiềng Liềng- xã đảo Thạnh An, UBND huyện sẽ khai thác du lịch kết hợp bảo tồn văn hóa, giới thiệu các tập quán, hoạt động sinh kế, đồng thời hình thành chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch gắn với điểm đến hộ gia đình, tăng trải nghiệm mua sắm cho khách khi đến Thiềng Liềng, mô hình du lịch cộng đồng đã ra đời.
Mùa Xuân đầu tiên khi đảo Thiềng Liềng (xã Thanh An, huyện Cần Giờ, TP HCM) trở thành điểm du lịch cộng đồng.
Thời gian tới, địa phương sẽ tiếp tục hoàn thiện mô hình này để đón thêm nhiều du khách trong và ngoài nước. Đồng thời qua việc du lịch sẽ góp phần quảng bá những sản phẩm đặc trưng của Cần Giờ tới du khách trong và ngoài nước; góp phần nâng cao thu nhập cho người dân địa phương...