"Cổng trời" trên đỉnh Đèo Ngang 190 năm tuổi có gì mà khiến cả Hà Tĩnh và Quảng Bình đều muốn nó là của mình
Di tích Hoành Sơn Quan 190 tuổi trên đỉnh đèo Ngang được xem là 'Cổng trời' của vùng đất này, với phong cảnh tuyệt đẹp, mang nhiều nét đặc trưng về văn hóa, lịch sử xưa. Đặc biệt, Hoành Sơn Quan được Hà Tĩnh và Quảng Bình xếp hạng di tích thuộc tỉnh, từng lập hồ sơ xin di tích quốc gia nhưng chưa được công nhận.
Clip: Khám phá vẻ đẹp 'Cổng trời' trên đỉnh Đèo Ngang.
Trên đỉnh Đèo Ngang, Hoành Sơn quan là một di tích lịch sử có số phận kỳ lạ khi cùng được tỉnh Quảng Bình và tỉnh Hà Tĩnh công nhận là di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh. Ảnh: PV
Quốc lộ 1 uốn lượn quanh đèo Ngang với chiều dài khoảng 6 km kéo qua các triền núi dẫn vào di tích gần trùng khớp với ranh giới hai tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình. Ảnh: PV
Trên đỉnh Đèo Ngang là Hoành Sơn Quan sừng sững, công trình kiến trúc mang giá trị nhiều mặt được khởi công từ năm 1833. Năm ấy, vua Minh Mạng sai tướng Trần Văn Tuân cùng hơn 300 lính thợ xây nên. Ảnh: PV
Theo người dân địa phương, di tích này là "cổng trời" - nghĩa là điểm cao nhất của vùng đất này. Họ quan niệm lên đến Hoành Sơn Quan là có thể chạm tay đến bầu trời. Ảnh: PV
Hoành Sơn quan được xây dựng bằng đá có cửa cao 4 m, hai bên có thành dài 30 m, ở trên cổng đắp nổi ba chữ “Hoành Sơn quan”. Ảnh: PV
Phần Hoành Sơn Quan hướng về phía Hà Tĩnh có hàng trăm bậc thang lên xuống do thợ xẻ núi tạo thành. Ảnh: PV
Thông qua cánh cửa của Hoành Sơn Quan khung cảnh thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh nhìn từ trên cao rất đẹp. Ảnh: PV
1 góc nhìn khác rất đẹp từ Hoành Sơn Quan. Ảnh: PV
Hoành Sơn Quan được Hà Tĩnh và Quảng Bình xếp hạng di tích lịch sử văn hóa thuộc ranh giới của địa phương từ hàng chục năm trước. Cả hai tỉnh đều lập hồ sơ trình Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch công nhận là di tích quốc gia nhưng đều không được chấp nhận. Ảnh: PV
Bà Nguyễn Thị Ngùy (86 tuổi, trú xã Kỳ Nam thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh) cho biết: “Trước đây chồng tôi bảo vệ, dọn dẹp nơi đây. Năm 2000 chồng tôi mất, tôi thay ông ấy làm công việc này, đến nay đã được 23 năm. Tại đây có đền thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh rất linh thiêng, hàng năm dòng người đổ về đây để cầu xin tài lộc, con cái, công danh”.
Bên trái cánh cổng là miếu thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh vừa được trùng tu, xây dựng. Ảnh: PV
Nơi đây rất linh thiêng nên được nhiều khách hành hương tìm đến. Ảnh: PV
Anh Đức Khánh (SN 93) và chị Thanh Trúc (SN 94) cùng trú tại TP. Hồ Chí Minh trên chuyến đi xuyên Việt đã ghé Hoành Sơn Quan để tham quan và lưu lại những tấm ảnh đẹp bên di tích. Ảnh: PV
Do còn nhập nhằng trong việc xác định chủ sở hữu, nên Hoành Sơn Quan ngày một xuống cấp mà không có một đơn vị nào đứng ra tu sửa. Ảnh: PV
Dưới mái cổng vòm cũng bị bong tróc từng mảng xi măng, rêu bám đầy. Ảnh: PV
Những bậc thang bằng đá cũ kỹ, bám đầy rêu. Ảnh: PV
Phía trên của di tích có nhiều vết nứt lớn. Ảnh: PV
Nhiều mảng lớn của tường bị bong tróc. Ảnh: PV
Nhiều người khi lên tới đây đã tự ý khắc tên mình lên Hoành Sơn Quan, di tích đang bị hủy hoại. Ảnh: PV
Một gốc cây lớn mọc lên trên tường thành. Ảnh: PV
Bức cuốn thư lập năm 2017 tả Đèo Ngang hun hút mưa mây nắng ngàn. Ảnh: PV
Nếu không được bảo vệ, trùng tu thì di tích này sẽ mất đi giá trị lịch sử, danh thắng đẹp, ngoài ra còn có thể khai thác du lịch. Ảnh: PV