Lãnh thổ Việt Nam với 3 phần là núi, 4 phần là biển và 1 phần là ruộng. Trên dải đất hình chữ S đã hình thành 7 vùng sinh thái khác biệt. Lợi thế ít quốc gia có được là Việt Nam có thể phát triển được cả sản phẩm nông nghiệp nhiệt đới, cận nhiệt đới và ôn đới.
Việt Nam có 3.260 km bờ biển trải dài trên 28 tỉnh, thành. Suối khoáng, cao nguyên và rừng già trải khắp từ bắc vào nam. Theo nhiều chuyên gia, nhìn ra lợi thế để nhận diện rõ con đường phát triển đất nước.
GS.TS. Trần Đức Viên - Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã từng chia sẻ: "Chúng ta phải đi bằng chính nội lực của chúng ta, hãy bắt đầu bằng những gì ta có và sức mạnh nội sinh của Việt Nam chính là nông nghiệp".
Với lợi thế và truyền thống nông nghiệp lâu đời, nông sản được coi là một phần quan trọng của nền kinh tế.
Nông sản là sản phẩm thu hoạch từ lĩnh vực nông nghiệp, bao gồm các loại cây trồng, động vật nuôi và thủy sản, cùng với các sản phẩm chế biến từ chúng. Đây là những nguồn tài nguyên quý giá được sản xuất từ hoạt động nông nghiệp và có vai trò quan trọng trong cung ứng thực phẩm, nguyên liệu công nghiệp, xuất khẩu và đáp ứng nhu cầu của con người. Nông sản đóng góp lớn vào xuất khẩu, góp phần tăng trưởng kinh tế và cải thiện điều kiện sống của nông dân.
Các loại nông sản bao gồm các loại cây trồng như lúa, ngô, lúa mạch, cà phê, cao su, cacao, hạt điều, hạt tiêu; cây ăn trái như cam, bưởi, dừa, xoài; các loại thủy sản như cá, tôm, mực, và các loại gia súc, gia cầm như bò, lợn, gà, vịt, cùng với các sản phẩm chế biến từ chúng như gạo, bột mì, cà phê rang xay, hạt điều rang muối, thịt đông lạnh, cá nguội, và nhiều sản phẩm nông sản khác.
Nông sản Việt Nam hiện đã có mặt trên 180 quốc gia, những mặt hàng chế biến nông sản như cà phê, tiêu, lúa gạo, điều, sầu riêng… là những mặt hàng nông sản chiếm kim ngạch xuất khẩu hàng tỷ USD.
Ông Nguyễn Thái Bình - Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Công ty CP Tập đoàn VietnamLife, người sáng lập và điều hành Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng Đào tạo kỹ thuật và Xúc tiến thương mại VNCop chia sẻ, với rất nhiều lợi thế, nông sản Việt được chào đón ở các nước. Tuy nhiên, bảo quản nông sản đã qua chế biến còn gặp những bất cập, nhất là với những ngành hàng tươi sống, cần tiêu thụ nhanh như rau củ, trái cây,…Khiến cho chất lượng nông sản bị giảm, hoặc không thể tiêu thụ kịp, nhất là khi xuất khẩu ở những thị trường lớn, thị trường khó tính. Do vậy, với những mặt hàng nông sản này sau khi đã chế biến cần được xúc tiến tiêu thụ nhanh với số lượng lớn, cần tìm kiếm được thị trường phù hợp.
Lĩnh vực nông nghiệp là lĩnh vực mà người lao động tương đối thiệt thòi so với nhiều lĩnh vực khác. Nên nếu chúng ta xuất khẩu sang thị trường quốc tế với giá trị gia tăng cao thì thu nhập của người nông dân cũng từ đó sẽ tăng lên. Những thị trường như EU; Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ... chúng ta sẽ đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, thâm nhập tốt hơn để nâng cao giá thành và ổn định đơn hàng. Ông Nguyễn Thái Bình chia sẻ thêm, thị trường nông sản, thực phẩm tại Việt Nam lâu nay được ví như "mỏ vàng" với nhiều dư địa phát triển để khối nội lẫn khối ngoại lao vào rót vốn đầu tư và cạnh tranh. Hiện nay, với việc hàng loạt các hiệp định thương mại cũng như sự phát triển năng động của nền kinh tế, ngành nông sản, thực phẩm Việt Nam có nhiều cơ hội phát triển mạnh mẽ. Đây sẽ là thời cơ lý tưởng giúp các chủ thể, doanh nghiệp trong nước và quốc tế tìm kiếm cơ hội hợp tác, thu hút đầu tư, chuyển giao công nghệ, tăng cường xúc tiến thương mại, quảng bá và giới thiệu sản phẩm. Đặc biệt, những kết nổi từ nền tảng kỹ thuật số, tăng trưởng thương mại điện tử giúp việc quảng bá, giới thiệu và kiểm soát quy trình sản xuất sạch cho nông sản dễ dàng hơn bao giờ hết.
Thời gian qua, đã có nhiều hoạt động xúc tiến xuất khẩu qua nền tảng số được triển khai, giúp mở rộng đầu ra cho nông sản xuất khẩu. Xu hướng thương mại điện tử đã và phát triển rất nhanh trong những năm qua, đặc biệt từ năm 2020 do đại dịch Covid – 19. Trong bối cảnh đó, người tiêu dùng buộc phải mua hàng qua thương mại điện tử và điều này đã trở thành xu thế đối với người tiêu dùng. Trong 9 tháng đầu năm 2023, doanh số bán lẻ tăng hơn 9% nhưng thương mại điện tử tăng 21%. Để thấy được rằng nông sản Việt Nam có thể thông qua thương mại điện tử để xúc tiến tiêu thụ trong nước và trên thế giới.
Vietnamlife group cũng tham gia hỗ trợ các chủ thể, doanh nghiệp nông nghiệp giới thiệu sản phẩm, xúc tiến thương mại lên trang TMĐT VNCOP. VNCop là một sàn thương mại chuyên biệt, uy tín cho nông sản và đặc sản Việt Nam trên toàn cầu. Đây sẽ là kênh để xúc tiến thương mại quốc tế, là nơi để các nhà nhập khẩu nước ngoài tìm đến nguồn hàng tin cậy của Việt Nam. Ông Nguyễn Thái Bình - Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Công ty CP Tập đoàn VietnamLife, người sáng lập và điều hành Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng Đào tạo kỹ thuật và Xúc tiến thương mại VNCop nhấn mạnh, chúng tôi thành lập VNCop với mong muốn rằng các chủ thể, đơn vị, cá nhân sản xuất sẽ đồng hành cùng nhau, hướng các sản phẩm làm ra ngày càng nâng cao chất lượng, giá thành ổn định, hạn chế cạnh tranh nội bộ.