Nhà vệ sinh sạch sẽ, đi đâu cũng muốn về nhà
Căn nhà 2 tầng rộng rãi khang trang với sân, vườn, bờ rào được quy hoạch quy củ. Những bông hoa khoe sắc làm rực lên cả khu vườn, những trái bưởi nặng trĩu chờ ngày thu hoạch… Tất cả là nhờ đôi bàn tay của vợ chồng ông Đặng Hữu Thân, Hoàng Thị Hạnh thôn Nậm Đinh xã Nậm Dạng, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai.
Cơ ngơi khang trang sạch đẹp của gia đình là một trong những mô hình được gắn biển nhà sạch vườn đẹp của xã Nậm Dạng, không chỉ gương mẫu trong phát triển kinh tế với vườn cây ăn quả gần 1ha, gần 2ha quế cho thu nhập cao, vợ chồng ông Thân còn rất chú trọng cải tạo không gian sinh hoạt, để điều kiện sống gia đình ngày càng tiện nghi hơn.
Ông Đặng Hữu Thân thôn Nậm Đinh, xã Nậm Dạng chia sẻ "Nhà cửa vệ sinh gọn gàng sạch sẽ thường xuyên . Nên đi đâu đều muốn trở về nhà".
Là 1 trong 39 hộ của thôn Nậm Đinh có nhà xây kiến cố, không chỉ đảm bảo sạch sẽ gọn gàng mà còn hướng đến bài trí đẹp và tiện nghi. Căn nhà cấp 4 của hộ gia đình bà Triệu Thị Muồng thôn Nậm Đinh là một ví dụ, phòng ngủ đước bố trí sắp xếp gọn gàng, khu vực bếp liền kề, hệ thống nhà tắm, vệ sinh khép kín. Trong không gian sinh hoạt thuận lợi, chỉ bằng mắt thường cũng cảm nhận được chất lượng cuộc sống ngày càng được nâng lên rõ rệt. Một sự thay đổi vượt bậc trong nếp sống sinh hoạt vốn đã đã trở thành văn hóa của người Dao.
Bà Triệu Thị Muồng - thôn Nậm Đinh, xã Nậm Dạng nói: "Mình vệ sinh môi trường, các con cũng biết cải thiện đời sống, giờ cũng có nhà cửa khang trang dạy dỗ các con, đi học làm ăn kinh tế, vệ sinh môi trường sạch đẹp , dân giàu cuộc sống bình yên".
Dọc tuyến đường nội thôn đổ bê tông xi măng thẳng tắp, điểm của của mô hình nhà nào cũng có cổng, hàng rào, trồng hoa, cây xanh bóng mát, có ao nuôi thủy sản, bao bọc bởi những triền quế bát ngát một màu xanh. Tạo nên một khung cảnh về làng quê đẹp, yên bình và đáng sống. Hộ làm trước tuyên truyền, hướng dẫn làm gương cho hộ thực hiện sau đến nay đã trở thành phong trào tự nguyện rộng khắp.
Trước đó, để triển khai mô hình "Cải tạo nâng cao điều kiện sinh hoạt cho người dân tộc Dao tại thôn Nậm Đinh, xã Nậm Dạng". Cấp ủy Chi bộ và các đoàn thể vào cuộc vừa tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật vừa vận động đoàn viên hội viên nhân dân từng bước xóa bỏ hủ tục lạc hậu trong việc cưới việc tang lễ hội và trong sinh hoạt đời sống gắn với chung sức xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh.
Ông Đặng Hữu Hoa - Trưởng thôn, Bí thư Chi bộ thôn Nậm Đinh, xã Nậm Dạng cho biết thêm: "Mỗi cán bộ thôn đều là gương trước để nhân dân làm theo, với phương châm "lấy mô hình nhân rộng mô hình".
Đẩy lùi hủ tục lạc hậu song song với gìn giữ phát huy bản sắc văn hóa dân tộc
Thay đổi rõ rệt nhất ở thôn Nậm Đinh là người dân chủ động đẩy lùi hủ tục lạc hậu theo hướng tích cực, cải tạo tập quán trong đời sống sinh hoạt hằng ngày. Nỗ lực phát triển kinh tế vươn lên làm giàu.
Hiện tỷ lệ hộ nghèo trong thôn chỉ còn 4 hộ, chiếm 8,8%. Toàn thôn có 11 hộ sản xuất kinh doanh giỏi cấp huyện, xã; hơn 86% số hộ có nhà xây kiến cố, khang trang, 45/45 hộ có nhà tiêu hợp vệ sinh; 90% hộ gia đình có hố rác thải được phân loại, nhiều hộ được gắn biển nhà sạch vườn đẹp, tỷ lệ hộ gia đình văn hóa chiếm 80%.
Nậm Đinh trở thành thôn điển hình tiêu biểu trong thực hiện mô hình cải tạo nâng cao điều kiện sống người Dao. Được huyện xã lựa chọn làm điểm cho các địa phương tham quan học tập.
Chị Hà Thị Thanh một trong chủ hộ tiêu biểu đã mạnh dãn chia sẻ kinh nghiệm trong cải tại không gian sinh hoạt tại gia đình cho các đại biểu tham dự hội nghị tổng kết mô hình tại thôn. Chị chia sẻ: "Quan trọng là mỗi người cần sắp xếp thời gian công việc để dọn dẹp vệ sinh không gian sống, có ngôi nhà sạch mới có những bữa cơm ngon".
Ông La Tiến Thuật, Chủ tịch UBMT tổ quốc Việt Nam huyện Văn Bàn cho biết: "Thời gian qua, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Văn Bàn đã triển khai hướng dẫn MTTQ các xã thị trấn xây dựng điểm mô hình tại các khu dân cư phù hợp với từng địa phương, theo tinh thần chỉ đạo của huyện ủy.
Sau 3 năm đã thành lập và duy trì được 40 mô hình. Tiêu biểu như: Vận động nhân dân thực hiện nếp sống văn minh tiến bộ trong việc tang của đồng bào dân tộc Tày tại thôn Loặc võ Lao, "Khu dân cư thực hiện xóa đói giảm nghèo gắn với bảo vệ môi trường tại xã Hòa Mạc, Khánh Yên Thượng, Bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu tại thị trấn Khánh Yên; Cải tạo nâng cao điều kiện sống đồng bào Mông, Dao tại xã Nậm Dạng, Nậm Xé…Để tiếp tục duy trì và nâng cao hiệu quả mô hình trong thời gian tới".
Cải tạo, đẩy lùi hủ tục lạc hậu song song với gìn giữ phát huy bản sắc văn hóa Dân tộc là nhiệm vụ quan trọng của các cấp các ngành và sự tham gia chủ động của người dân. Để những mô hình điểm được nhân rộng và lan tỏa đòi hỏi các địa phương cần nâng cao chất lượng tuyên truyền, vận động, hoạt dọng các mô hình. Từ đó hướng dẫn cụ thể thiết thực với đồng bào. Có như vậy mới phát huy hiệu quả tích cực.