Để đạt được những kết quả đó, ngoài nỗ lực của chính quyền địa phương và sự đồng thuận của người dân thì công tác tuyên truyền, vận động luôn được quan tâm triển khai thực hiện đồng bộ và nhịp nhàng.
Mới đây, Dân Việt đã có cuộc trò chuyện với ông Phan Văn Sinh - Phó Chánh Văn phòng Chuyên trách Văn phòng Điều phối NTM tỉnh Đắk Nông về những kết quả đã đạt được, cũng như những kiến nghị vướng mắc cần tháo gỡ trong thời gian tới.
- Đây là năm thứ 3, Đắk Nông triển khai chương trình NTM giai đoạn 2021-2025. Đây cũng là giai đoạn thứ 3 của Chương trình MTQG xây dựng NTM.
Trong thời gian qua, Đắk Nông có 36/60 xã đạt chuẩn NTM đạt 60% tăng 7 xã so với năm 2020, đạt 50% mục tiêu đến năm 2025. Bình quân toàn tỉnh đạt 16,62 tiêu chí xã NTM/xã, đạt 59% so với mục tiêu đến năm 2025.
Hiện nay còn 19 xã dưới 15 tiêu chí NTM, giảm 3 xã so với năm 2020 (22 xã), đạt 13,6% so với mục tiêu đến năm 2025. Có 1 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, đạt 8% so với mục tiêu đến năm 2025 đề ra (12 xã). Chưa có xã NTM kiểu mẫu (mục tiêu đến năm 2025 là 3 xã). Thành phố được công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM; chưa có huyện nông thôn mới (mục tiêu đến năm 2025 là ít nhất 2 huyện).
Bên cạnh đó, thời gian qua các xã đã hoàn thành cơ sở thiết yếu, đặc biệt người dân cũng rất hưởng ứng trong việc huy động đóng góp, cùng với nhà nước hoàn thiện cơ sở hạ tầng giao thông, nhà văn hóa, trường học…góp phần thay đổi diện mạo nông thôn. Thu nhập của người dân được nâng lên.
Đây là một trong những nội dung trọng tâm, cốt lõi của Chương trình MTQG về xây dựng NTM. Do đó, những năm qua, các cấp, các ngành đã tập trung chỉ đạo thực hiện có hiệu quả công tác quy hoạch, xây dựng đề án, dự án phát triển sản xuất gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp; xây dựng các mô phát triển sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm chủ lực địa phương. Công tác đào tạo nghề tiếp tục được quan tâm triển khai, gắn với nhu cầu của thị trường, hỗ trợ thúc đẩy và phát triển các mô hình khởi nghiệp, sáng tạo ở nông thôn…
- Những năm đầu của giai đoạn 2021-2025, Đắk Nông gặp nhiều khó khăn vì dịch COVID-19, ảnh hưởng lớn đến quá trình thực hiện chương trình xây dựng NTM. Ở giai đoạn này, các cơ chế chính sách cũng như quy định về chương trình NTM, trung ương ban hành muộn hơn so với giai đoạn trước…
Xác định khó khăn cũng là thử thách, ngay khi trung ương ban hành các quy định, chính sách đối với chương trình NTM, Đắk Nông nhanh chóng bắt tay cụ thể hóa các văn bản, quy định thành nhiệm vụ, mục tiêu cụ thể.
Đắk Nông là một trong những địa phương thực hiện rất sớm việc cụ thể việc này. Đây là nội dung rất quan trọng để địa phương có mục tiêu, chiến lược cụ thể cho chương trình xây dựng NTM. Đến thời điểm này, Đắk Nông đã hoàn thành đầy đủ văn bản pháp lý cho chương trình.
Bên cạnh những khó khăn, Đắk Nông cũng có nhiều điểm thuận lợi khi được kế thừa thành quả của 2 giai đoạn NTM (từ 2010-2020), nhờ đó, bộ máy điều hành của các đơn vị đã kiện toàn, cán bộ, đảng viên, người dân cũng biết đến và có cách thức triển khai chương trình NTM. Công tác triển khai cũng tiếp cận khá nhanh, triển khai đồng bộ.
Vậy "điểm nghẽn" trong chương trình xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025 mà tỉnh Đắk Nông đang gặp phải là gì thưa ông?
- "Điểm nghẽn" hiện nay chính là nhóm tiêu chí liên quan đến môi trường. Đắk Nông có nhiều khu dân cư xa trung tâm, hệ thống thu gom rác thải, xử lý rác chưa được đầu tư bài bản, nguồn kinh phí đầu tư ở nhóm lĩnh vực này rất lớn, trong khi đó địa bàn rộng, dân đa số không tập trung.
Tuy nhiên trong thời gian vừa qua, ở khu vực nông thôn, các xã cơ bản đã hình thành được những tổ nhóm, HTX để thu gom vận chuyển rác. Ở những vùng xa với rác thải sinh hoạt thì gia đình tự xử lý, còn rác thải là thuốc bảo vệ thực vật trên các cánh đồng, tuyến đường… thì đã có những điểm tập trung các loại rác này.
Ngoài ra, có những chỉ tiêu trong giai đoạn này chưa phù hợp cũng đã tạo "điểm nghẽn" và cần phải thay đổi như: Chỉ tiêu về môi trường, quy định các địa phương phải có cơ sở hỏa táng trong khi đó nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh chưa có nhà hỏa táng. Việc này phụ thuộc vào nhận thức của người dân cũng như phong tục tập quán nơi đây vẫn chủ yếu là chôn cất. Do đó, đây là chỉ tiêu khó, không phù hợp với địa phương.
Bên cạnh đó, trong bộ tiêu chí xã NTM nâng cao quy định tỷ lệ người dân sử dụng nước sạch tập trung trên 35%. Nếu xét theo từng xã thì có xã cần, có xã lại không cần, bởi đầu tư công trình nước tập trung thường rơi vào trường hợp thiếu nguồn nước, hoặc nguồn nước bị ô nhiễm. Đó là chưa kể, kinh phí đầu tư hệ thống cung cấp nước tập trung rất lớn.
Bên cạnh đó, nhóm chỉ tiêu liên quan đến ngành y tế nhất là chuyển đổi số cũng chưa phù hợp trong giai đoạn này như: Trong NTM quy định có tỷ lệ khám chữa bệnh từ xa, sổ khám điện tử,…
Xin cám ơn ông!