Phát biểu tại Gala "Sâm Ngọc Linh trên đất Sơn La - Từ Quốc bảo trở thành sinh kế", ông Nguyễn Chí Long, Công ty TNHH MTV đầu tư xây dựng Thành Long bộc bạch: "Trong nông nghiệp, trồng cây gì, nuôi con gì phù hợp với thổ nhưỡng, khí hậu luôn được chính quyền địa phương và người sản xuất quan tâm, trăn trở. Lâu nay, nói tới sâm Ngọc Linh, người tiêu dùng thường nghĩ loài cây quốc bảo này được trồng ở Quảng Nam, Kon Tum, Gia Lai, Lâm Đồng…. Việc tôi mang cây sâm về trồng tại Sơn La khiến nhiều người ngỡ ngàng, mọi người cho rằng tôi là "gã gàn dỡ".
Tuy nhiên, sau nhiều năm tìm tòi, thử nghiệm, nghiên cứu, bằng hành động, tôi đã chứng minh cho mọi người thấy được rằng, sâm Ngọc Linh trồng ở Sơn La phát triển tốt và chất lượng không thua kém sâm Ngọc Linh trồng tại huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam".
"Tôi yêu Sơn La như quê hương thứ hai của mình, từ động cơ đó tôi mang trong mình những lời tâm sự, tấm lòng đến với quê hương thứ hai hôm nay. Tôi từng tham gia kháng chiến biên giới phía Bắc, làm tròn trách nhiệm với Tổ quốc, khi trở về đời thường ông tiếp tục cố gắng phát triển sản xuất, phát huy bản chất người lính cụ Hồ. Qua những chặn đường đi qua tôi tự hào rằng trước đồng tiền của Nhà nước, nhân dân đóng góp đầu tư những công trình giao thông... Đã thôi thúc bản thân tôi quyết lao động, sản xuất và được cấp uỷ, chính quyền tỉnh Sơn La, người dân vùng sâu, vùng xa ghi nhận", ông Long thổ lộ.
Theo ông Long, cây sâm Ngọc Linh bén rẽ trên đất Sơn La 18 năm nay, tôi mang cây sâm Ngọc Linh từ tỉnh Quảng Nam, đầu tiên tôi chỉ mua của những người nông dân bán hàng rong. Bởi thực tế đi tìm cây sâm Ngọc Linh trong rừng rất khó nhận biết mà chỉ dựa vào quả sâm màu đỏ mới biết được là sâm rừng.
Từ những trăn trở, ấp ủ trong lòng, tôi quyết tâm đưa sâm Ngọc Linh về trồng, cố gắng vượt qua chính bản thân mình, trồng loại cây trồng này phải phù hợp với khí hậu, đất đai Sơn La, đặc biệt là nơi có độ cao hơn 1.600m so với mực nước biển. Đồng thời, phù hợp với chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước...
Công ty của tôi đã gửi sâm tới Viện Dược liệu để phân tích và kiểm nghiệm đối với sâm 5 năm tuổi. Ngày 12/4/2023, kết quả của Viện Dược liệu cho thấy, hoạt chất Majonosid R2 (hợp chất chính đặc trưng cho sâm Việt Nam) trong mẫu sâm Ngọc Linh của Công ty đạt tới 5,74%. Ngoài ra, Công ty cũng gửi mẫu cao sâm Ngọc Linh Thành Long tới Viện Công nghiệp thực phẩm phân tích hàm lượng 17 ACIDAMIN có trong cao sâm. Kết quả, phân tích hàm lượng 17 ACIDAMIN có trong sản phẩm cao sâm Ngọc Linh Thành Long đều đạt chỉ số rất cao so với cao sâm có trên thị trường. Trong đó, có hàm lượng Cystein lên tới 36,82; hàm lượng Lysine đạt 1501,58, trong khi một số mẫu cao sâm khác trên thị trường hàm lượng Cystein và hàm lượng Lysine không phát hiện ra.
Đánh giá thêm về hiệu quả kinh tế cây sâm Ngọc Linh trên đất Sơn La, ông Long nhấn mạnh: "Đến thời điểm này, tôi khẳng định cây sâm Ngọc Linh đang phát triển rất tốt, mang lại giá trị kinh tế cao. 1 ha sâm Ngọc Linh có giá trị kinh tế cao gấp nhiều lần ha bà con trồng cây ngô, dong riềng... Nhưng điều quan trọng nhất ai sẽ là người trồng và trồng như thế nào cho hiệu quả?"
"Tôi có đủ khả năng để mua vài tấn sâm ở Quảng Nam về đây để chế xuất cao sâm, rượu sâm. Thế nhưng với tình yêu với cây sâm Ngọc Linh nên tôi càng quyết tâm trồng thành công loài cây dược liệu này. Từ những sản phẩm chế ra từ Sâm Ngọc Linh tốt cho sức khoẻ mọi người, nhất là người bệnh ung thư...
Hiện nay, nhiều huyện của Sơn La đề nghị chúng tôi thực hiện mô hình để bà con địa phương học tập, làm theo. Hiện tại và trong tương lai gần, tôi sẽ mở thêm mô hình ở Bắc Yên, Thuận Châu, Mường La với mục đích để nông dân có thêm một loại cây, thêm một giống cây, có thêm mô hình để học tập phát triển kinh tế”, ông Long tâm sự.