Implant cá nhân hóa hay còn được biết đến với tên gọi Implant dưới màng xương. Sở dĩ gọi là Implant cá nhân hóa là bởi loại Implant này được thiết kế và chế tạo riêng biệt dựa theo tình trạng xương hàm của bệnh nhân.
Khác với trồng răng Implant thông thường, Implant cá nhân hóa sử dụng một khung kim loại đặt bên dưới nướu và bên trên xương hàm, sau đó các trụ Implant sẽ được gắn cố định trên khung kim loại. Do không cấy Implant vào trong xương, nên chất lượng hay thể tích xương hàm sẽ không ảnh hưởng đến quá trình cấy ghép Implant cá nhân hóa.
Vì vậy, kỹ thuật này được xem là "cứu cánh" sau cùng cho những bệnh nhân có tình trạng xương hàm bị tiêu nghiêm trọng, không thể ghép xương hay cấy Implant thông thường, điển hình là những bệnh nhân bị hoại tử xương hàm, không răng bẩm sinh, ung thư vùng hàm mặt phải cắt đoạn xương hàm trên, người lớn tuổi có nhiều bệnh nền, bệnh nhân đã từng cấy ghép Implant nhưng thất bại,…
Implant cá nhân hóa mang lại nhiều ưu điểm vượt trội so với các phương pháp cấy ghép Implant thông thường, cụ thể như:
* Độ chính xác cao, tăng khả năng thành công: Implant cá nhân hóa được thiết kế và chế tạo bằng công nghệ kỹ thuật số, dựa trên mô hình 3D của cấu trúc xương hàm của bệnh nhân. Do đó, đảm bảo được sự chính xác, giúp tăng khả năng thành công của ca cấy ghép lên đến 95-97%.
* Hạn chế cảm giác đau nhức: Quá trình cấy ghép Implant cá nhân hóa ít xâm lấn hơn so với phương pháp truyền thống, do đó giúp giảm đau nhức, sưng tấy và đẩy nhanh tốc độ hồi phục hơn so với phương pháp truyền thống.
* Rút ngắn thời gian điều trị: Implant cá nhân hóa không cần phải thực hiện các kỹ thuật như nâng xoang, ghép xương. Đồng thời, bệnh nhân sẽ được gắn răng tạm tức thì ngay sau khi gắn Implant, do đó không mất nhiều thời gian chờ đợi.
Quy trình cấy ghép Implant cá nhân hóa đòi hỏi sự chính xác và tỉ mỉ từ giai đoạn thiết kế, chế tạo Implant đến quá trình cấy ghép và phục hình. Dưới đây là các bước cụ thể:
Bước 1: Thu thập dữ liệu của bệnh nhân
Bác sĩ sẽ thu thập dữ liệu của bệnh nhân bằng các công nghệ hiện đại như: máy chụp X-quang CT Cone Beam 3D, công nghệ lấy dấu răng Oral Scanner, công nghệ quét mặt 3 chiều…
Bước 2: Thiết kế kỹ thuật số
Bác sĩ sẽ gửi thông tin của bệnh nhân sang nước ngoài để thiết kế và chế tạo Implant. Quá trình này cần phải có sự trao đổi chặt chẽ giữa Bác sĩ và kỹ thuật viên nhằm đảm bảo độ chính xác.
Bước 3: Phẫu thuật cấy ghép Implant
Sau khi Implant cá nhân hóa đã được chế tạo hoàn tất, bác sĩ sẽ thực hiện phẫu thuật dưới sự hỗ trợ của công nghệ định vị. Công nghệ này sẽ giúp tăng cao độ chính xác khi cấy ghép, tránh được các biến chứng đáng tiếc và đảm bảo an toàn tuyệt đối cho bệnh nhân.
Bước 4: Phục hình trên Implant
Sau khi Implant tích hợp vào xương hàm, răng sứ sẽ được gắn lên trụ Implant. Đây cũng là một giai đoạn khó bởi phục hình không chỉ chú trọng vào yếu tố thẩm mỹ mà còn đảm bảo khả năng ăn nhai tốt như răng thật.
Việc áp dụng Implant cá nhân hóa vẫn chưa phổ biến rộng rãi tại Việt Nam do tính phức tạp của quy trình thiết kế và chế tác Implant. Hiện nay, Nha khoa Nhân Tâm là nha khoa đầu tiên tại Việt Nam áp dụng thành công kỹ thuật này dưới sự thực hiện của TS.BS Võ Văn Nhân.
Ca phẫu thuật cấy ghép Implant cá nhân hóa được tiến hành cho bệnh nhân không răng bẩm sinh có tình trạng xương hàm bị tiêu vô cùng nghiêm trọng, nướu bị teo và cực kỳ mỏng, không thể áp dụng kỹ thuật Implant xương gò má hay dời thần kinh như trước đây.
Sự thành công này không chỉ mang lại hy vọng cho những bệnh nhân không răng bẩm sinh, nâng cao chất lượng cuộc sống của họ mà còn đánh dấu một bước phát triển vượt bậc của nền nha khoa Việt Nam so với nền nha khoa thế giới.
NHA KHOA NHÂN TÂM
Địa chỉ: 803 - 805 - 807 - 809 Phường 7, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Hotline: 1900 56 5678 - 0338 56 5678
Email: drnhan1@gmail.com
Fanpage: https://www.facebook.com/nhantamdental
Website: https://nhakhoanhantam.com/