Ngày 16/2 (mùng 7 Tết Giáp Thìn), Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế tổ chức lễ Hạ nêu và khai ấn tặng chữ đầu xuân cho du khách ở Hoàng cung Huế. Ảnh: Trần Hòe.
Ngày xưa, lễ hạ nêu tại Hoàng cung triều Nguyễn được thực hiện để đánh dấu kỳ nghỉ tết kết thúc, chuẩn bị bước vào một năm làm việc mới. Ảnh: Trần Hòe.
Khai ấn tặng chữ đầu xuân là nghi thức mở đầu cho một năm làm việc của bộ máy hành chính trung ương xưa với hy vọng cả năm mọi việc suôn sẻ, nhiều thành công, đất nước được thái bình thịnh trị. Ảnh: Trần Hòe.
Lễ Hạ nêu lần lượt được Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế tiến hành ở di tích Triệu Miếu và Hiển Lâm Các (Thế Miếu). Ảnh: Trần Hòe.
Mâm cỗ cúng lễ Hạ nêu với đầy đủ các lễ vật như hương hoa, đèn, mâm ngũ quả, mâm xôi, gà trống luộc, heo quay, cau trầu, vàng mã. Ảnh: Trần Hòe.
Trong trang phục áo dài khăn đóng, lãnh đạo Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế chủ trì lễ Hạ nêu với sự tham gia của binh lính, đội nhã nhạc theo nghi thức của triều Nguyễn xưa. Ảnh: Trần Hòe.
Sau khi tiến hành các nghi lễ, cây nêu được hạ xuống, kim ấn được lấy ra khỏi hộp đánh dấu kỳ nghỉ Tết Giáp Thìn 2024 kết thúc. Ảnh: Trần Hòe.
Sau khi tổ chức lễ Hạ nêu, Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế khai ấn và tặng chữ cho du khách tham quan tại Hoàng cung Huế. Ảnh: Trần Hòe.
Kim ấn lấy xuống từ cây nêu được đóng vào các tờ giấy có ghi chữ như Thịnh vượng, Cát tường, Thọ, Lộc, Phúc, Phú quý, Bình an... tặng du khách đầu năm mới. Ảnh: Trần Hòe.
Theo quan niệm của người xưa, những chữ này cầu chúc yên ổn, tốt lành, trường tồn cho đất nước, may mắn, ấm no cho nhân dân. Ảnh: Trần Hòe.
Đông đảo du khách tham quan Đại nội Huế đã háo hức xếp hàng xin chữ đầu năm mới. Ảnh: Trần Hòe.