Đối với nhiều người, một buổi sáng không có cà phê dường như không trọn vẹn. Cà phê mang lại cho họ nguồn năng lượng khiến họ cảm thấy tươi mới. Tuy nhiên uống cà phê khi bụng đói có thể gây ra những rủi ro cho sức khỏe.
1. Lo lắng và bồn chồn
Caffeine là một chất kích thích có thể làm tăng mức độ tỉnh táo và năng lượng. Tuy nhiên, tiêu thụ nó khi bụng đói có thể khuếch đại tác dụng của nó, dẫn đến tăng lo lắng, hồi hộp và bồn chồn. Trạng thái hưng phấn cao độ này có thể gây khó chịu và cản trở các hoạt động hàng ngày, gây bồn chồn và không có khả năng tập trung.
2. Nguy cơ tăng axit dạ dày
Cà phê có tính axit và khi uống khi bụng đói có thể làm trầm trọng thêm các vấn đề về axit trong dạ dày. Lokeshappa – chuyên gia dinh dưỡng cho biết: "Sự kết hợp giữa caffeine và nồng độ axit cao có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày, dẫn đến khó chịu, ợ nóng và thậm chí là trào ngược axit".
Theo thời gian, việc tiếp xúc thường xuyên với cà phê có tính axit có thể góp phần phát triển các tình trạng nghiêm trọng hơn về đường tiêu hóa như viêm dạ dày hoặc loét dạ dày.
3. Làm trầm trọng thêm các vấn đề về tiêu hóa
Đối với những người đang phải đối mặt với các vấn đề về tiêu hóa như hội chứng ruột kích thích (IBS) hoặc bệnh viêm ruột (IBD), uống cà phê khi bụng đói có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng. Tác dụng kích thích của caffeine có thể làm tăng nhu động ruột, có khả năng gây ra tiêu chảy hoặc đau bụng, phá vỡ thêm sự cân bằng mong manh của hệ tiêu hóa.
4. Cản trở sự hấp thụ chất dinh dưỡng
Cà phê có chứa các hợp chất được gọi là tannin, có thể cản trở sự hấp thụ một số chất dinh dưỡng, bao gồm sắt và canxi. Chuyên gia dinh dưỡng giải thích: "Uống cà phê khi bụng đói có thể cản trở khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng thiết yếu này của cơ thể, dẫn đến thiếu hụt theo thời gian". Điều này đặc biệt liên quan đến những người dựa vào chế độ ăn giàu chất dinh dưỡng để có sức khỏe tối ưu.
Caffeine kích thích giải phóng cortisol, thường được gọi là hormone gây căng thẳng, từ tuyến thượng thận. Từ đó gây ra chức năng miễn dịch yếu, tăng cân và rối loạn tâm trạng. Uống cà phê khi bụng đói có thể góp phần gây ra phản ứng căng thẳng quá mức, làm trầm trọng thêm các tình trạng liên quan đến căng thẳng.
6. Biến động lượng đường trong máu
Caffeine có thể ảnh hưởng đến độ nhạy insulin và chuyển hóa glucose, dẫn đến sự biến động về lượng đường trong máu. Khi uống khi bụng đói, cà phê có thể khiến lượng đường trong máu tăng đột biến, sau đó là tụt dốc. Điều đó khiến mọi người cảm thấy mệt mỏi, cáu kỉnh và thèm nhiều đường hoặc caffeine hơn để giảm bớt các triệu chứng. Theo thời gian, những biến động này có thể góp phần gây kháng insulin và tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường loại 2.
7. Mất nước
Caffeine là một chất lợi tiểu, có nghĩa là nó thúc đẩy sản xuất nước tiểu và có thể dẫn đến tăng mất chất lỏng trong cơ thể. Uống khi bụng đói, cà phê có thể làm trầm trọng thêm tình trạng mất nước, đặc biệt nếu không duy trì đủ lượng chất lỏng trong suốt cả ngày. Mất nước có thể gây ra các triệu chứng như đau đầu, chóng mặt và mệt mỏi, ảnh hưởng hơn nữa đến sức khỏe và tinh thần tổng thể.
Từ những tác dụng phụ trên, bạn hãy uống cà phê sau khi ăn sáng. Và chỉ nên uống không quá 2 cốc cà phê mỗi ngày, uống nhiều nước để đảm bảo sức khoẻ.