Dân Việt

SỔ TAY NHÀ NÔNG: Kỹ thuật tỉa cành, tỉa trái cho cây mít Thái

Thiện Mỹ 07/03/2024 05:59 GMT+7
Việc tỉa cành, tỉa trái trong quá trình trồng cây mít Thái là điều rất quan trọng giúp đem lại năng suất cao cho mùa vụ. Tuy nhiên, không phải bà con nào cũng nắm chắc kỹ thuật này. Bà con hãy cùng chương trình Sổ tay Nhà nông tìm hiểu kỹ thuật tỉa cành, tỉa trái cho cây mít Thái.

SỔ TAY NHÀ NÔNG: Kỹ thuật tỉa cành, tỉa trái cho cây mít Thái

1. Thời gian 

SỔ TAY NHÀ NÔNG: Kỹ thuật tỉa cành, tỉa trái cho cây mít Thái- Ảnh 1.

1. Thời gian

Theo kinh nghiệm, nên thực hiện cắt, tỉa cây vào khoảng sau tháng 8 dương lịch. Thường là sau khi thu hoạch hết trái. Ngoài ra, khi mít cao khoảng trên 1 mét, bà con có thể tỉa cành tạo tán cho mít để tiện cho việc mít ra trái sớm. Đặc biệt, việc định hình cây sẽ giúp bà con dễ dàng phát hiện những vị trí sâu bệnh để có phương án khắc phục phù hợp.

2. Tỉa cành, tỉa trái

SỔ TAY NHÀ NÔNG: Kỹ thuật tỉa cành, tỉa trái cho cây mít Thái- Ảnh 2.

2. Tỉa cành, tỉa trái

Chuẩn bị dụng cụ cắt tỉa cành mít cho ra sai quả, bạn cần chuẩn bị gồm:

Dao kéo cắt: Dùng để cắt những cành nhỏ tốt cho việc tạo tán.

Máy tỉa cành: Dùng để cắt tỉa tạo tán cây.

Thang nhôm: Với những cây có chiều cao ngoài tầm với, nên dùng thang để an toàn hơn.

SỔ TAY NHÀ NÔNG: Kỹ thuật tỉa cành, tỉa trái cho cây mít Thái- Ảnh 3.

2. Tỉa cành, tỉa trái

- Tỉa cành: Tỉa những cành sâu bệnh để cây thông thoáng nhằm tăng năng suất và mang tính thẩm mỹ. Tiến hành tỉa cành khi cây cao khoảng 1 m trở lên, cây còn nhỏ tỉa cành tạo tán 2 - 3 lần/năm. Cây lớn mỗi năm một lần khi thu hoạch trái xong. Cách tỉa cành mít như sau:

+ Cắt bỏ các cành gần sát mặt đất (từ 40 cm trở xuống).

+ Tỉa bỏ bớt các cành cấp 2, cấp 3... cho cây vừa đẹp vừa thoáng.

+ Giữ lại cành cấp 1 cách gốc khoảng 40 cm trở lên, chọn các cành mọc theo các hướng khác nhau, cành trên cách cành dưới khoảng 40 – 50 cm, tạo thành tầng không quá 5 cành cấp 1.

- Tỉa trái: Tỉa bớt trái xấu, trái sâu bệnh, trái nhỏ và cả những trái bình thường cho mật độ trái phù hợp với từng cây.

+ Khi cây 1 năm tuổi: nên tỉa bỏ chỉ chừa một trái/lứa.

+ Năm thứ hai: để 2 trái/lứa, thu hoạch được 4 trái/năm.

+ Năm thứ ba: để 3 trái/lứa, một năm 2 lứa, sẽ được 6 trái và như thế tăng số trái/cây theo từng năm tuổi.

3. Cách chăm sóc mít thái sau khi cắt, tỉa

SỔ TAY NHÀ NÔNG: Kỹ thuật tỉa cành, tỉa trái cho cây mít Thái- Ảnh 4.

3. Cách chăm sóc mít thái sau khi cắt, tỉa.

Tưới nước thường xuyên để cây có đủ khoáng chất. Tuy nhiên, cũng cần căn cứ vào đặc điểm của đất cũng như theo thời tiết mà cấp nước cho cây kịp thời, phù hợp.

Bón phân sau khi tỉa cành để cây có đủ dưỡng chất, khoáng chất cần thiết để cây phát triển. Có thể bón phân chuồng hoặc phân hóa học. Lựa chọn dùng phân chuồng có thể tốt cho cả đất, cả cây. Nếu bà con chọn phân hóa học, cần cân nhắc lượng vừa đủ, tránh bón nhiều khiến cây bị chết.

Phòng trừ các loại bệnh hại cây để cây phát triển tốt nhất. Một số loại bệnh thường gặp ở cây như: Sâu đục thân, thối rễ.

Trên đây là một số thông tin về kỹ thuật tỉa cành, tỉa trái cho cây mít Thái, mong rằng chương trình Sổ tay Nhà nông đã đem lại cho bà con những thông tin hữu ích. Chúc bà con có một mùa vụ thành công!

Hãy theo dõi chuyên mục Sổ tay Nhà nông các ngày thứ 2, 3, 5 và thứ 6 trên Chuyên mục Thông tin khuyến nông - Dân Việt Media, Chuyên trang Dân Việt Media và kênh Youtube: Sổ tay Nhà nông để có thêm những thông tin hữu ích về nông nghiệp.

Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về: Trung tâm Truyền hình số Dân Việt/Báo Nông thôn Ngày nay - Lô E2, Khu đô thị mới Cầu Giấy, đường Dương Đình Nghệ, P. Yên Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

Email: sotaynhanong.danviet@gmail.com