SỔ TAY NHÀ NÔNG: Kỹ thuật trồng cây mít Thái cho hiệu quả kinh tế cao

Đình Vũ - Thiện Mỹ Thứ hai, ngày 04/03/2024 06:00 AM (GMT+7)
Mít Thái là giống cây dễ trồng, ít công chăm sóc, cho thu hoạch nhanh, năng suất cao, đậu trái quanh năm đặc biệt có thể trồng tại các vùng đồi núi mà vẫn cho hiệu quả kinh tế cao. Cùng chương trình Sổ tay Nhà nông hôm nay tìm hiểu về kỹ thuật trồng cây mít Thái.
Bình luận 0

Cùng chương trình Sổ tay Nhà nông tìm hiểu về kỹ thuật trồng cây mít Thái cho hiệu quả kinh tế cao

SỔ TAY NHÀ NÔNG: Kỹ thuật trồng cây mít Thái cho hiệu quả kinh tế cao.

1. Tiêu chuẩn chọn giống

SỔ TAY NHÀ NÔNG: Kỹ thuật trồng cây mít Thái cho hiệu quả kinh tế cao- Ảnh 1.

Tiêu chuẩn chọn giống mít Thái.

Không nên nhân giống mít Thái bằng hạt vì bị lai giống và cây lâu cho trái. Nên sử dụng cây ghép có đường kính gốc ghép từ 1 – 1,5cm, cành ghép cao 20 – 30cm (kể từ vết ghép), cây khỏe mạnh, sạch bệnh nhưng phải là dòng F1 thuần chủng thì mới đảm bảo về năng suất và chất lượng. Nên chọn cây có bộ rễ phát triển mạnh; lá đang giai đoạn già; vết ghép tiếp hợp tốt.

Dùng hạt cây mít gieo làm gốc ghép cho mít dai. Tiến hành ghép khi cây gốc ghép được 5 - 6 tháng, cao 30 - 40cm, lá đã ổn định. Có thể ghép mắt kiểu cửa sổ hoặc ghép áp, trong đó tỷ lệ thành công của ghép áp cao hơn. Thời vụ cho chiết, giâm hom, ghép cây tốt nhất là tháng 3 - 4 (vụ xuân) và tháng 8 - 9 (vụ thu) khi nhựa trong cây ổn định. Bí quyết thành công của các phương pháp nhân giống mít là giâm, ghép phải làm nhanh ngay sau khi cắt; với chiết cần để nhựa khô 2 - 3 ngày mới bó bầu nếu không sẽ bị nhiễm khuẩn mà chết khô cành.

2. Thời vụ và cách trồng

SỔ TAY NHÀ NÔNG: Kỹ thuật trồng cây mít Thái cho hiệu quả kinh tế cao- Ảnh 2.

Thời vụ và cách trồng

Thời vụ trồng: Để cây sinh trưởng và phát triển có hiệu quả nhất, nên trồng vào đầu mùa mưa, nghĩa là từ tháng 5 đến tháng 7 dương lịch.

Khoảng cách trồng: Trước khi cây mít thái cần làm đất và đắp mô cao từ 50 – 70cm. Sau đó trồng cây lên mô đất. Do mít Thái có khả năng cho trái sớm nên có thể trồng theo mật độ dày, khoảng 3,5m x 3,5m hoặc 4m x 4m. Sau khi thu hoạch mít từ 5 – 7 năm, có thể loại bỏ cây ở giữa, đảm bảo mật độ giữa các cây mít luôn thông thoáng, giúp cây phát triển và đậu trái tốt hơn.

3. Làm đất và đào hố trồng 

SỔ TAY NHÀ NÔNG: Kỹ thuật trồng cây mít Thái cho hiệu quả kinh tế cao- Ảnh 3.

Làm đất và đào hố trồng

- Đất bằng phẳng phải xẻ mương rãnh sâu ít nhất 30 - 40cm (tùy nước thủy cấp ở từng nơi) để chống úng vào mùa mưa. Làm hốc sâu 40 x 40 x 40cm và đắp mô cao 40 - 70cm.

- Đất có độ dốc khoảng 5%, không cần đắp mô, chỉ cần làm hốc có kích thước 40 x 40 x 40cm.

- Độ dốc cao hơn 7%, làm hốc có kích thước 40 x 40cm và sâu 60cm.

Trên đây là một số thông tin về kỹ thuật trồng cây mít Thái cho hiệu quả kinh tế cao, mong rằng chương trình Sổ tay Nhà nông đã đem tới cho bà con những thông tin hữu ích. Chúc bà con sẽ thành công với mô hình của mình!

Hãy theo dõi chuyên mục Sổ tay Nhà nông các ngày thứ 2, 3, 5 và thứ 6 trên Chuyên mục Thông tin khuyến nông - Dân Việt Media, Chuyên trang Dân Việt Media và kênh Youtube: Sổ tay Nhà nông để có thêm những thông tin hữu ích về nông nghiệp.

Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về: Trung tâm Truyền hình số Dân Việt/ Báo Nông thôn Ngày nay - Lô E2, Khu đô thị mới Cầu Giấy, đường Dương Đình Nghệ, P. Yên Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

Email: sotaynhanong.danviet@gmail.com

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem