Trên thị trường thế giới, USD Index - thước đo sức mạnh của đồng bạc xanh so với các đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) hiện ở mức 102,74 khi chốt phiên giao dịch cuối tuần, giảm 1% so với đầu tuần (103,79).
Trong phiên giao dịch đầu tuần, đồng USD giảm 0,03%, xuống mốc 103,83 trước loạt tin tức tuần này về ngân sách của Anh, cuộc họp của Ngân hàng Trung ương châu Âu, và dữ liệu việc làm của Mỹ. Hầu hết các cặp tiền tệ chính đều bị mắc kẹt trong phạm vi giao dịch gần đây, do các nhà giao dịch tránh đặt cược lớn trước hàng loạt sự kiện có khả năng tác động đến thị trường tiền tệ trong tuần này.
Ngày 6/3, đồng bạc xanh tiếp tục giảm nhẹ 0,05% sau khi dữ liệu mới công bố cho thấy tốc độ tăng trưởng của ngành dịch vụ Mỹ giảm. Theo Viện Quản lý Cung ứng (ISM), tăng trưởng ngành dịch vụ của Mỹ đã chậm lại một chút trong tháng 2, trong bối cảnh việc làm sụt giảm. Ngoài ra, dữ liệu cho thấy số lượng đơn đặt hàng mới cho hàng hóa do nước này sản xuất đã giảm nhiều hơn dự kiến trong tháng 1. Theo các chuyên gia, một phần không nhỏ do số lượng việc làm giảm và điều đó làm dấy lên một số lo ngại về sức mạnh của nền kinh tế Mỹ.
Sang ngày 7/3, chỉ số USD Index tiếp tục giamt 0,43% nhưng vẫn giữ nguyên trong mốc 103 tại bối cảnh Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell cho biết tiến trình đưa lạm phát về mục tiêu 2% vẫn còn xa, mặc dù Ngân hàng Trung ương Mỹ vẫn dự kiến sẽ giảm lãi suất cơ bản vào cuối năm nay.
Đà giảm của đồng USD tiếp tục kéo dài tới ngày hôm sau (8/3) xuống mốc 102,82 bởi tác động từ phát ngôn của Chủ tịch Fed vào ngày trước đó.
Đến ngày giao dịch cuối cùng của tuần, đồng USD giảm thêm 0,08%, xuống mốc 102,74, bởi loạt dữ liệu mới có khả năng tác động tới thời điểm cắt giảm lãi suất dự kiến vào tháng 6 của Fed.
Cục Thống kê Lao động của Bộ Lao động Mỹ cho biết, trong báo cáo việc làm được công bố hôm 8/3, bảng lương phi nông nghiệp đã tăng thêm 275.000 việc làm trong tháng trước. Trong khi đó, dữ liệu trong tháng 1 đã được điều chỉnh giảm xuống còn 229.000 việc làm mới, thay vì 353.000 như báo cáo trước đó. Dữ liệu khác cũng cho thấy tỷ lệ thất nghiệp đã tăng lên 3,9% trong tháng 2, sau khi giữ ở mức 3,7% trong 3 tháng liên tiếp.
Tỷ giá trung tâm được Ngân hàng Nhà nước niêm yết từ ngày 4/3 đến ngày 8/3 giảm từ 24.004 xuống mức 23.996 VND/USD, giảm 8 đồng so với đầu tuần.
Tỷ giá tham khảo tại Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước mua vào bán hiện ở mức: 23.470 - 25.550 VND/USD.
Trên thị trường tự do sáng nay bật tăng mạnh so với phiên trước, hiện giao dịch (mua - bán) ở quanh mức 23.470 - 25.550 VND/USD, tăng 170 đồng ở cả 2 chiều.
Tại các ngân hàng thương mại, kết thúc 1 tuần biến động giảm, như tại Vietcombank tỷ giá phiên cuối tuần tăng 30 đồng so với phiên hồi đầu tuần, hiện đang ở mức 24.470 - 24.810 VND/USD. Hay tại BIDV hiện đang ở mức 24.495 - 24.805 VND/USD, giảm 50 đồng cả 2 chiều so với hồi đầu tuần.
Tại VietinBank chiều mua vào đang niêm yết tại 24.433 VND/USD, giảm 52 đồng ở chiều mua nhưng chiều bán tăng 28 đồng ở chiều bán, hiện đang ở 24.853 VND/USD.
Theo số liệu mới nhất của Ngân hàng Nhà nước, lãi suất liên ngân hàng ở tất cả các kỳ hạn đã trải qua 1 tuần biến động không mấy đáng kể. Như ở kỳ hạn qua đêm đang ở 1,17%, giảm 0,31 điểm % so với hồi đầu tuần.
Còn lại ở các kỳ hạn 1 tuần, 1 tháng, 3 tháng đang có biến động nhẹ, lần lượt ở mức 1,32%; 2,13% và 3,30%.