Ngôn ngữ học là một ngành học thuộc khối xã hội. Đây là lĩnh vực nghiên cứu các khía cạnh của ngôn ngữ. Bên cạnh học ngôn ngữ, kiến thức về ngữ âm, ngữ pháp và ngữ nghĩa, người học sẽ được học về lịch sử hình thành của ngôn ngữ đó cũng như kỹ năng phân tích và ứng dụng của ngôn ngữ trên khắp thế giới.
Ngành ngôn ngữ học trong những năm gần gây trở thành ngành học quan trọng và được nhiều người theo đuổi với các ngôn ngữ như tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Nhật, tiếng Hàn, tiếng Đức, tiếng Nga, tiếng Bồ Đào Nha, tiếng Tây Ban Nha…
Mục đích của ngành ngôn ngữ học là cung cấp kiến thức chuyên sâu về ngôn ngữ, về văn hóa xã hội cũng như những kiến thức chuyên ngành khác nhau. Kiến thức của ngành ngôn ngữ học được chia thành 3 nhóm tiêu biểu: Nhóm những môn học chuyên sâu về lý thuyết ngôn ngữ; Nhóm những môn học nghiên cứu có tính liên ngành; Nhóm những môn học nghiên cứu có tính ứng dụng cao.
Ngành học này không chỉ mang đến cho người học khả năng hiểu biết sâu về ngôn ngữ mà còn mở ra nhiều cơ hội công việc thông qua khả năng sử dụng thành thạo ngôn ngữ đó trong các hoạt động giao tiếp bằng lời nói hoặc bằng văn bản.
Là ngành học hot nên điểm chuẩn vào học các ngành ngôn ngữ cũng khá cao. Ngành ngôn ngữ điểm chuẩn dao động 24-26 điểm. Tuy nhiên các ngành ngôn ngữ như tiếng Anh ở Học viện Ngoại giao lấy 35,99 điểm; ngôn ngữ Trung lấy 35,23 điểm...
Điểm chuẩn ngành ngôn ngữ xét theo phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT như sau:
Điểm chuẩn ngành Ngôn ngữ Anh năm 2023:
Điểm chuẩn ngôn ngữ Trung năm 2023:
TS Nguyễn Thị Việt Nga, Trưởng khoa ngoại ngữ, Học viện Báo chí và Tuyên truyền thông tin: Ngành ngôn ngữ Anh tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền, đào tạo biên dịch liên quan đến báo chí, hướng cho các em sau khi ra trường sẽ làm phóng viên, biên tập viên mảng quốc tế, dịch thuật, cập nhật các thông tin nước ngoài, thế giới. Đây cũng là sự khác biệt về chương trình đào tạo của nhà trường với các cơ sở đào tạo khác.
TS Nguyễn Thị Cúc Phương, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Hà Nội, cho biết: "Người học ngôn ngữ cần hiểu và trân trọng những giá trị truyền thống tốt đẹp của văn hóa Việt Nam để giới thiệu với các bạn bè, đối tác quốc tế. Mỗi người học ngôn ngữ đều là một sứ giả của đất nước mình khi giao tiếp với người của một quốc gia khác.
Từ năm thứ 3, sinh viên học ngôn ngữ của Trường Đại học Hà Nội sẽ được lựa chọn định hướng nghề nghiệp phù hợp nhu cầu với nhiều cơ hội việc làm và mức lương hấp dẫn.
Nước ta đang cố gắng để hội nhập quốc tế và muốn hội nhập, chúng ta phải có ngoại ngữ. Chưa kể, sinh viên vào trường, ra trường bắt buộc phải có chuẩn đầu ra ngoại ngữ. Tiếp đó còn là cơ hội việc làm, mức lương của sinh viên khi mới ra trường qua thống kê cao hơn khi các em làm chủ ngoại ngữ. Đây cũng là lợi thế của ngành ngôn ngữ…
Tuy nhiên, công nghệ không thay thế hoàn toàn con người. Ví dụ như ngành dịch thuật vẫn cần con người để biên tập, xử lý những tình huống cụ thể mà công nghệ không thể thay được.
Theo kênh thống kê độc lập thì sinh viên giỏi ngoại ngữ ra trường có mức lương cao hơn 1 - 2 triệu đồng so với sinh viên khối ngành khác. Thế mạnh này nằm trong tay các sinh viên ngành ngôn ngữ nói chung. Giống như nhiều ngành khác, ngôn ngữ cũng đang gặp thách thức trước những biến động và sự phát triển của công nghệ. Điều này đòi hỏi các cơ sở đào tạo cần đón trước sự phát triển công nghệ để điều chỉnh chương trình đào tạo phù hợp".