Trong đơn có chữ ký của hai người mang tên Huỳnh Văn Nhứt và Nguyễn Thị Oanh xưng là cha mẹ của ông Huỳnh Phú Tân ở ấp Hòa 1, xã Long Điền, huyện Long Hải, tỉnh Bạc Liêu.
"Tôi tên Huỳnh Văn Nhứt sinh năm 1960 và vợ Nguyễn Thị Oanh sinh năm 1961 cùng ấp Hòa 1, xã Long Điền, huyện Long Hải, tỉnh Bạc Liêu là cha mẹ ông Huỳnh Phú Tân sinh năm 1982.
Qua thông tin phản ánh của báo chí và một số phương tiện truyền thông về việc ông Huỳnh Phú Tân xin khai thác vật quý( trong đó có nội dung là do ông bà truyền lại thông tin). Vợ chồng tôi xác định việc ông Huỳnh Phú Tân xin khai thác hoàn toàn không liên quan đến gia đình, đây là việc cá nhân của ông Huỳnh Phú Tân. Đồng thời, ông bà hai bên từ trước đến nay hoàn toàn không biết thông tin gì liên quan đến vật quý ở Phan Thiết, Bình Thuận. Nay vợ chồng tôi đứng tên viết vào đơn này kính gửi đến chính quyền địa phương xã Long Điền và Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Thuận, Ủy ban nhân dân thành phố Phan Thiết được biết", lá đơn đính chính nội dung nêu.
Cũng trong sáng 12/4, trao đổi với Dân Việt, một vị lãnh đạo Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Thuận cho biết, sau khi nhận được đơn nghề nghị đính chính thông tin trên của cha mẹ ông Tân, mọi việc đang chờ ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh Bình Thuận.
PV Dân Việt đã có cuộc trao đổi qua điện thoại với ông Huỳnh Phú Tân và ông này cho biết, thời gian qua, ông đã nhiều lần âm thầm tìm hiểu và khi biết chính xác vị trí ông mới mới làm hồ sơ và thủ tục xin phép khai thác.
"Việc này là "bí mật", chỉ một mình tôi biết nên gia đình tôi hoàn toàn không ai biết biết chuyện này. Riêng chuyện tôi nói nằm mơ thấy Tổ về báo mộng là khi có người hỏi, gia đình sợ tôi làm việc vi phạm pháp luật nên tôi mới nói là nằm mơ thấy cho qua chuyện để tôi làm thủ tục…", ông Tân nói.
Cũng theo ông Tân, những năm trước ông là thầu xây dựng nhỏ nên đã có nhiều lần ra Phan Thiết tìm hiểu về "kho báu". Sau đó, việc làm ăn không thuận tiện, thất bại nên có đôi lúc ông đi vác muối thuê kiếm sống qua ngày…
"Tôi xin khẳng định là việc tôi làm đơn xin khai thác báu vật là không vi phạm pháp luật và tất cả chi phí này đều do phía đối tác, có 3 doanh nghiệp đồng hành cùng tôi tôi lo tiền…", ông Tân thông tin.
Trước đó, ông Huỳnh Phú Tân ở huyện Đông Hải( Bạc Liêu) đã gửi đơn đến UBND tỉnh Bình Thuận và Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Thuận xin khai thác vật quý.
Ông Tân trình bày: Ông tổ của ông đã phát hiện quân đội Nhật chôn giấu khoảng ba tấn vàng và vật quý dưới dòng sông Cà Ty đoạn qua TP.Phan Thiết hàng trăm năm trước. Như do thời gian quá dài, vì vậy tư liệu, hình ảnh không còn và chỉ truyền đến đời ông bây giờ ông đã xác định được địa điểm mà thôi nên làm đơn xin khai thác…
Cũng theo ông Tân, nếu được cho phép, thời gian dự kiến khai thác từ 1/5 đến ngày 10/5 hoặc từ ngày 10/2/2025 đến ngày 20/2/2025. Ông Tân khẳng định sẽ phối hợp với 3 công ty xây dựng là đối tác để khai thác và tuân thủ theo các quy định của pháp luật hiện hành....
Ông Tân cũng đề nghị chính quyền địa phương cử 10 cán bộ công an bảo vệ an toàn trong thời gian khai thác và cử cán bộ tài chính kiểm kê tài sản sau khi khai thác được để đưa tài sản về kho bạc nhà nước tỉnh Bình Thuận.
Ngoài ra, ông Tân cũng yêu chính quyền cầu cử 2 cán bộ có kinh nghiệm để xử lý chất nổ, nếu phát hiện chất nổ và tất cả chi phí đều do ông bỏ ra.
Trong đơn ông Tân khẳng định: "Tôi xin cam kết nếu được sự cho phép tôi sẽ ký quỹ khắc phục môi trường tại kho bạc nhà nước tỉnh Bình Thuận, số tiền là 500 triệu đồng và xin nhận lại sau khi bàn giao mặt bằng như hiện trạng ban đầu. Tài sản khai thác được tôi xin nhận 30% tổng tài sản thu được, 70% còn lại tôi xin bàn giao cho kho bạc nhà nước tỉnh Bình Thuận để các cấp lãnh đạo xử lý…"
Trước đây cũng có tin đồn Bình Thuận có những "kho báu" do 1 vị tướng người Nhật để lại như Núi Tàu ở Tuy Phong; "kho báu" Tánh Linh; "kho báu" căn cứ 6 nhưng đến nay chưa ai tìm được…