Khi tham gia giao thông, người điều khiển phải xe phải mang theo những giấy tờ theo theo quy định tại khoản 2 Điều 58 Luật Giao thông đường bộ 2008, bao gồm:
- Giấy đăng ký xe
- Giấy phép lái xe đối với người trực tiếp điều khiển xe cơ giới
- Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới
- Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (đăng kiểm).
Ngoài ra, căn cứ theo quy định tại Nghị định 05/1999/NĐ-CP và Luật Căn cước công dân 2014, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông còn phải mang theo Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân để xuất trình khi được kiểm tra trong một số trường hợp.
Theo quy định hiện hành, phương tiện đủ điều kiện lưu thông tham gia giao thông đều phải đầy đủ giấy tờ bản chính do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp, giấy tờ phải phù hợp với loại xe đang điều khiển và còn hiệu lực. Người điều khiển không thể sử dụng giấy tờ photo, kể cả photo có công chứng (hay chính xác là bản sao chứng thực giấy tờ xe) cũng không được chấp nhận.
Tuy nhiên, cũng theo khoản 13 Điều 80 Nghị định này có quy định: Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông được sử dụng bản sao chứng thực Giấy đăng ký xe kèm bản gốc Giấy biên nhận của tổ chức tín dụng còn hiệu lực, thay cho bản chính Giấy đăng ký xe trong thời gian tổ chức tín dụng giữ bản chính Giấy đăng ký xe.
Cụ thể, trong trường hợp xe vay mua trả góp của ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng đang giữ bản chính Giấy đăng ký xe nhằm bảo đảm nghĩa vụ dân sự (thế chấp, mua trả góp…) thì chủ phương tiện khi tham gia giao thông có thể sử dụng bản sao chứng thực, có giấy ngân hàng trên Giấy đăng ký xe của mình.
Lưu ý, khi tham gia giao thông, người điều khiển phải mang theo cả bản gốc Giấy biên nhận còn hiệu lực của tổ chức tín dụng để tránh bị xử phạt.
Tóm lại, trong trường hợp xe vay mua trả góp, ngân hàng giữ Giấy đăng ký xe, người điều khiển phương tiện vẫn được mang bản photo công chứng và có dấu đỏ của ngân hàng mà vẫn đúng quy định.