Dân Việt

Một huyện miền núi phía Tây Bắc của Thanh Hóa đặt mục tiêu đạt chuẩn nông thôn mới năm 2025

PV 15/05/2024 05:50 GMT+7
Huyện Thạch Thành (tỉnh Thanh Hóa) phấn đấu cuối năm 2025, đạt chuẩn nông thôn mới. Để đạt được mục tiêu, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Thạch Thành đã xây dựng lộ trình và các giải pháp cụ thể nhằm thay đổi toàn diện bộ mặt nông thôn, cải thiện đời sống dân sinh.

Xây dựng kế hoạch nông thôn mới cụ thể

Xác định rõ lộ trình đạt chuẩn huyện nông thôn mới vào năm 2025, thời gian qua, cấp ủy chính quyền huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa đã không ngừng nỗ lực, phấn đấu.

Một huyện miền núi phía Tây Bắc của Thanh Hóa đặt mục tiêu đạt chuẩn nông thôn mới năm 2025- Ảnh 1.

Huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa phấn đấu cuối năm 2025 đạt chuẩn nông thôn mới. Ảnh: BTH

Cụ thể, huyện Thạch Thành phấn đấu đến cuối năm 2024, đạt thêm 3 tiêu chí huyện nông thôn mới, gồm: Tiêu chí giao thông; tiêu chí kinh tế; tiêu chí về hệ thống chính trị.

Bên cạnh đó, Thạch Thành có thêm 7 xã hoàn thành 19/19 tiêu chí và được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới gồm xã Thạch Quảng, Thạch Cẩm, Thành Tiến, Ngọc Trạo, Thành Vinh, Thành Công, Thành Tân. 

Ngoài ra, thêm 3 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao là xã Thành Tâm, Thạch Định, Thành An. Đặc biệt, 1 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu là xã Thành Hưng.

Một huyện miền núi phía Tây Bắc của Thanh Hóa đặt mục tiêu đạt chuẩn nông thôn mới năm 2025- Ảnh 2.

Những tuyến đường hoa tại huyện Thạch Thành luôn xanh, sạch, đẹp. Ảnh: ĐT

Riêng các xã được giao đạt chuẩn nông thôn mới năm 2025, phấn đấu mỗi xã hoàn thành thêm 2-3 tiêu chí nông thôn mới trở lên. Trong đó phải hoàn thành tất cả các tiêu chí không đòi hỏi nguồn vốn đầu tư lớn như: Nghèo đa chiều, thu nhập, lao động, tổ chức sản xuất và phát triển kinh tế nông thôn, y tế...

Đối với các xã đã đạt chuẩn nông thôn mới, duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí đảm bảo theo yêu cầu bộ tiêu chí giai đoạn 2021-2025. Như bình quân tiêu chí xã nông thôn mới toàn huyện đạt 17,7 tiêu chí trở lên; phấn đấu có thêm 7 thôn nông thôn mới, 4 thôn nông thôn mới kiểu mẫu; có thêm 6 sản phẩm OCOP trở lên được công nhận mới…

Một huyện miền núi phía Tây Bắc của Thanh Hóa đặt mục tiêu đạt chuẩn nông thôn mới năm 2025- Ảnh 3.

Người dân huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa đầu tư nhà lưới trồng cây dưa đem lại hiệu quả cao. Ảnh: Đt

Ngoài ra, tập trung huy động nguồn lực, triển khai thực hiện các tiêu chí có khả năng hoàn thành trong năm 2024, gồm: Tiêu chí số 2 về giao thông; Tiêu chí số 6 về kinh tế; tiêu chí số 9 về hệ thống chính trị- an ninh trật tự - hành chính công.

Cụ thể: Tiêu chí số 2 - giao thông: Huy động nguồn lực từ ngân sách huyện và các nguồn vốn hợp pháp khác để đầu tư, nâng cấp thêm 46,71 km đường huyện để đảm bảo 100% các tuyến đường huyện đạt chuẩn theo quy định; Triển khai thực hiện trồng thêm 11,85km cây xanh dọc các tuyến đường huyện để đảm bảo tỷ lệ ≥50%...

Một huyện miền núi phía Tây Bắc của Thanh Hóa đặt mục tiêu đạt chuẩn nông thôn mới năm 2025- Ảnh 4.

Các Nhà văn hóa, khu thể thao thôn, xóm tại huyện Thạch Thành được đầu tư xây dựng khang trang. Ảnh: ĐT

Tiêu chí số 6 - kinh tế: Đôn đốc, chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thực hiện đầu tư, xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật cụm Công nghiệp Vân Du để đạt theo yêu cầu của tiêu chí.

Tiêu chí số 8- chất lượng môi trường sống: Đối với chỉ tiêu nước sạch tập trung, thực hiện rà soát, huy động các nguồn lực để đầu tư xây dựng các trạm xử lý, cấp nước sạch tập trung cho các xã lân cận nhà máy nước Kim Tân. 

Qua đó, nâng cao tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sạch từ hệ thống cấp nước tập trung theo yêu cầu của Bộ tiêu chí huyện nông thôn mới.

Ban hành kế hoạch thực hiện và tập trung chỉ đạo 2 thị trấn Kim Tân và thị trấn Vân Du thực hiện hoàn thành 100% tiêu chí Đô thị văn minh để trình cấp có thẩm quyền quyết định công nhận theo quy định.

Một huyện miền núi phía Tây Bắc của Thanh Hóa đặt mục tiêu đạt chuẩn nông thôn mới năm 2025- Ảnh 5.

Phát triển cây ăn quả ở huyện Thạch Thành trong những năm qua đã góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người nông dân. Ảnh: VT

Tiếp tục chỉ đạo phát triển kinh tế phù hợp với các nhóm xã, tập trung giải pháp nâng cao thu nhập cho hộ dân nông thôn, nhất là các xã khó khăn, quan tâm hỗ trợ nhóm hộ nghèo, cận nghèo.

Tập trung nguồn lực đầu tư, xây dựng hạ tầng nông thôn để hoàn thành tiêu chí, phục vụ đời sống, sản xuất cho nhân dân. Chỉ đạo mạnh mẽ công tác vệ sinh môi trường nông thôn, xây dựng cảnh quan, không gian xanh-sạch-đẹp, an toàn.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nông thôn mới

Để đảm bảo kế hoạch, mục tiêu huyện Thạch Thành của tỉnh Thanh Hóa đạt chuẩn nông thôn mới năm 2025, đúng tiến độ. Huyện đã tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy; quản lý, điều hành của chính quyền các cấp; phát huy vai trò của Mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị xã hội, người dân và doanh nghiệp trong xây dựng nông thôn mới.

Một huyện miền núi phía Tây Bắc của Thanh Hóa đặt mục tiêu đạt chuẩn nông thôn mới năm 2025- Ảnh 6.

Huyện Thành Thạch nổi tiếng trồng cây mía và làm mật mía. Ảnh: BTT

Mặt trận tổ quốc, các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội huyện, xã chủ động xây dựng kế hoạch, phong trào để tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả. Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực tham gia ủng hộ các phong trào xây dựng nông thôn mới "Mỗi phụ nữ 1 cây xanh, mỗi tổ chức Hội 1 công trình cây xanh"; "trồng hoa thay cỏ dại"; "ngày chủ nhật xanh";…

Đồng thời, tăng cường công tác giám sát, phản biện xã hội, nhất là nâng cao vai trò, trách nhiệm giám sát cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới. Các ngành tiếp tục tham mưu thực hiện công tác tuyên truyền, đào tạo, tập huấn để nâng cao nhận thức cho cán bộ và người dân nông thôn về việc thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn mới;

Một huyện miền núi phía Tây Bắc của Thanh Hóa đặt mục tiêu đạt chuẩn nông thôn mới năm 2025- Ảnh 7.

Lắp đặt biển bảng tuyên truyền chương trình xây dựng nông thôn mới tại huyện Thạch Thành. Ảnh: ĐT

Trong đó, chú trọng việc nâng cao chất lượng các phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư" gắn với phong trào thi đua "Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới".

Đề cao vai trò chủ thể của người dân và cộng đồng tham gia xây dựng nông thôn mới đi vào chiều sâu, đem lại sự chuyển biến tích cực rõ nét hơn tới từng thôn, hộ gia đình và cuộc sống trực tiếp của mỗi người dân ở nông thôn.

Đối với các xã đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao tập trung thực hiện việc duy trì, nâng cao chất lượng tiêu chí đã đạt được đảm bảo quy định theo yêu cầu của bộ tiêu chí giai đoạn 2021-2025.

Một huyện miền núi phía Tây Bắc của Thanh Hóa đặt mục tiêu đạt chuẩn nông thôn mới năm 2025- Ảnh 8.

Một tuyến đường ở Thành Thành trồng cây cau nhằm tạo cảnh quan. Ảnh: ĐT

Được biết, tổng kinh phí dự kiến để hoàn thành các tiêu chí nông thôn mới năm 2024 tại huyện Thạch Thành (một số tiêu chí thực hiện năm 2025) là: 739.399 triệu đồng. Trong đó, kinh phí thực hiện các tiêu chí huyện nông thôn mới là: 274.237 triệu đồng; kinh phí thực hiện các tiêu chí xã nông thôn mới là: 465.162 triệu đồng.

Ông Hà Đức Tâm-Trưởng Phòng NNPTNT huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Phòng NNPTNT là cơ quan thường trực Văn phòng điều phối nông thôn mới huyện, tham mưu cho Văn phòng điều phối nông thôn mới huyện triển khai, đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra và tổng hợp kết quả thực hiện kế hoạch trên địa bàn huyện.

Đồng thời, tham mưu cho UBND huyện thành lập Tổ công tác thực hiện việc rà soát, đánh giá tiến độ và xác định các nội dung cần triển khai thực hiện các chỉ tiêu, tiêu chí huyện nông thôn mới. Cũng như kiểm tra, đôn đốc, chỉ đạo hướng dẫn các xã thực hiện các tiêu chí xã nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu để đảm bảo hoàn thành kế hoạch đề ra.

Phối hợp với phòng Nội vụ để đề xuất khen thưởng, biểu dương các tập thể cá nhân có thành tích xuất sắc trong xây dựng nông thôn mới; đồng thời phê bình, xử lý đối với các đơn vị thực hiện chưa tốt, chưa quyết liệt gây ảnh hưởng đến tiến độ và kế hoạch xây dựng nông thôn mới chung của toàn huyện.