An Giang là vùng đất không chỉ nổi tiếng với những di tích văn hóa lịch sử hào hùng, cảnh đẹp thiên nhiên, sông nước, núi rừng hoang sơ, hùng vĩ mà còn hấp dẫn bởi những món ngon dân dã, mộc mạc, độc đáo, mang đậm nét đặc trưng khiến du khách và người yêu ẩm thực không thể nào quên khi một lần thưởng thức.
Ẩm thực An Giang: Bún cá Châu Đốc
Du khách đến An Giang chắc hẳn sẽ được giới thiệu về món bún cá Châu Đốc, bởi đây là món ăn đặc sản nổi tiếng của người dân nơi đây. Đặc biệt cả hai đều là món nước nên rất thích hợp để ăn sáng vừa ấm bụng vừa đủ chất. Nếu như bún cá An Giang có màu vàng đặc trưng của nghệ rất bắt mắt và bổ dưỡng thì bún mắm gây ấn tượng vì màu nâu bắt mắt của nước lèo, có vị mắm nhưng không khó chịu mà thơm trong và ngọt vị cá.
Bún cá từ lâu đã lọt top các món ngon An Giang bởi hương vị nước lèo đặc trưng. Đó là được nấu từ nước luộc cá lóc đồng và xương heo hầm, gia vị nêm nếm cũng vừa vặn không quá ngọt hay mặn. Món bún cá chuẩn vị và ngon nhất phải có nước lèo màu vàng nghệ vừa đẹp mắt vừa loại bỏ mùi tanh của cá, phần topping chủ yếu gồm có thịt cá ngọt, dai mà không bị bở và được xào sơ qua với nghệ cho săn lại.
Một bát bún cá có đủ màu sắc từ vàng ươm của miếng cá lóc đồng với nước dùng vàng nhạt nhưng trong veo hòa màu xanh của các loại rau muống, rau nhút, bắp chuối bào tươi ngon ăn kèm. Có thể nói bún cá là món ăn sáng đặc sắc cả về hương vị lẫn hình thức mà lại được bán với giá cực rẻ, nếu có dịp đến An Giang du khách không nên bỏ qua món ăn này.
Ẩm thực An Giang: Bún mắm
Bún mắm cũng là một trong những món ăn đặc sản nổi tiếng ở An Giang nói riêng và miền Tây Nam Bộ nói chung.
Tuy nhiên, món ăn này lại có nguồn gốc từ Campuchia và được biến tấu theo cách nấu của người Việt với nguyên liệu chính là từ mắm bò hóc nấu chung với nước dùng lọc nấu từ mắm. Các món ăn ăn kèm với một trong những món ăn sáng ngon nhất An Giang này là thịt heo quay. Nhưng khi đến các quán ăn sáng ở khu vực chợ Châu Đốc, An Giang thì du khách sẽ thấy trong tô bún còn có thêm trứng vịt lộn làm nên dấu ấn ẩm thực vùng Bảy Núi An Giang rõ rệt hơn cả.
Ở một số quán khác, trong tô bún mắm còn có thêm tôm, chả cá, thịt heo làm phong phú thêm hương vị. Rau ăn kèm sẽ có rau muống chẻ ngọn, bắp chuối, giá sống và rau diếp cá, rau thơm.
Ẩm thực An Giang: Bánh tằm bì
Bánh tằm bì đựợc xem là món ăn kết hợp vị mặn và ngọt một cách tài tình của bà con vùng sông nước miền Tây. Đặc sản góp mặt vào danh sách các món ăn sáng ngon nhất ở An Giang. Bánh tằm bì có các thành phần được kết hợp ngẫu hứng sẽ khiến vị giác khiến thực khách ngạc nhiên ngay từ lần đầu thưởng thức. Đặc biệt hơn là công thức chế biến riêng - bí truyền của bánh tằm bì Tân Châu - An Giang lại càng khiến bao tín đồ ẩm thực gần xa mê đắm.
Nhiều du khách khi thưởng thức thức quà sáng này và cảm nhận là sự kết hợp hài hòa giữa vị mặn, ngọt, béo và cay của bột xay khéo tay vừa tới, thịt heo thái sợi trộn với bì thính thơm nức, nước mắm tỏi ớt cay cay đưa miệng, giá luộc và rau thơm xắt nhuyễn vừa đủ vị ớt, viên xíu mại beo béo thơm ngọt đậm vị hay thịt nướng thơm lừng và phủ thêm một lớp nước cốt dừa béo ngậy, một đĩa bánh tằm bì trở thành món ăn có vị có hương có sắc thơm ngon khó cưỡng mà không nơi nào khác có thể ngon bằng.
Món hủ tiếu không phải là món quà sáng xa lạ với người dân miền Nam, bởi từ miền Trung trở vào phía Nam, hủ tiếu trở thành thức món ăn quen thuộc. Tuy nhiên, một số chuyên gia ẩm thực đã đánh giá, hủ tiếu ở An Giang là món ăn sáng ngon nhất Nếu miền Bắc có phở, miền Trung có bún bò Huế trứ danh thì miền Nam rất ưa chuộng hủ tiếu.
Hủ tiếu Sa Đéc cùng với hủ tiếu Nam Vang và hủ tiếu Mỹ Tho chính là bộ ba thương hiệu món ngon miền Tây nức tiếng gần xa. Ở An Giang cũng vậy, hủ tiếu chính là món ngon khó cưỡng cho bữa sáng tại Long Xuyên, Châu Đốc, tri Tôn, Tịnh Biên.
Du khách khi thưởng thức hủ tiếu sẽ cảm nhận sợi hủ tiếu dai dai ăn kèm nước lèo hoặc thanh ngọt hoặc đậm đà tùy nơi và dùng cùng nhiều loại topping như thịt băm, gan heo, tôm, thịt nạc xắt lát mỏng, có nơi thêm vài quả trứng cút luộc và ruột non tùy vào công thức riêng của mỗi quán mỗi địa phương tuy bình dị nhưng đã trở thành món ăn sáng ngon miệng và được ưa chuộng vì cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho bữa sáng.
Ẩm thực An Giang: Cơm tấm
Nếu như ở thành phố Hồ Chí Minh có món cơm tấm sườn bì, một trong những món ăn đặc sản dân dã thì ở An Giang có cơm tấm.
Với kinh nghiệm du lịch Long Xuyên, Châu Đốc - An Giang của nhiều du khách, chỉ cần đi dọc theo các trục đường Lê Lợi, Thủ Khoa Huân hay quanh chợ Châu Đốc, sẽ không khó để tìm thấy một quán cơm tấm thơm ngon mà giá cực phải chăng.
Món ăn sáng này luôn khiến thực khách thòm thèm bởi vị thơm của hạt cơm nấu từ gạo tấm ăn kèm miếng thịt nướng ướp mật ong mềm mềm, bì nêm nếm vừa miệng, mỡ hành beo béo rưới lên nước mắm chua ngọt và khác với đồ ăn thông thường kèm theo của cơm tấm là cà rốt, củ cải ngâm chua, ở Châu Đốc người ta còn ăn kèm rau muống ngâm, khiến hương vị món ăn trở nên mới mẻ.
Ẩm thực An Giang: Cháo lòng
Món cháo là món ăn nhẹ nhàng, là món ăn quen thuộc của người dân Việt Nam. Tuy nhiên ở mỗi vùng, miền món cháo này được sáng tạo, chế biến với nhiều nguyên liệu, thành phần khác nhau tạo nên hương vị rất riêng, rất độc đáo.
Cháo lòng ở An Giang cũng có hương vị rất đặc biệt, rất riêng khi được chế biến từ các nguyên liệu từ những hạt gạo trên mảnh đất An Giang.
Khi thưởng thức tô cháo lòng, du khách sẽ cảm nhận sự tổng hòa từ hạt cháo nở bung đều, lòng non béo mềm, dồi đậm đà thấm vị, gia vị là bừng tỉnh vị giác với tiêu nồng, ớt cay. Khi ăn, chỉ cần cho thêm ít giá, hành, gừng, tiêu kèm một chén mắm tỏi ớt là đã có đủ năng lượng cho một buổi sáng.
Bên cạnh cháo lòng thì An Giang cũng có một món cháo khác vô cùng nổi tiếng là cháo bò Tri Tôn với hương vị đậm đà, khác biệt với tô cháo lòng thông thường ở vùng đồng bằng. Món ăn này được nấu từ gạo cùng lòng và thịt bò bản địa vùng Tri Tôn nên rất nạc, nhiều thịt. Đây là một trong các món ăn sáng ngon nhất An Giang vì giàu dinh dưỡng, chứa nhiều protein và chất béo, nổi tiếng không kém bún cá Châu Đốc.
Ẩm thực An Giang: Bún nước kèn
Thường được nhắc đến như một món đặc sản của Phú Quốc, bún kèn An Giang vẫn là món ăn sáng được nhiều người dân địa phương yêu thích bởi nó mang vị đặc trưng riêng và dễ ăn hơn so với ở Phú Quốc. Điểm đặc biệt của món bún ngon này chính là ở nước dùng, vì nó kết hợp hoàn hảo vị ngọt thanh của cá và vị béo của nước cốt dừa.
Cá được chọn dùng để nấu nước lèo cho món bún kèn là cá lóc nuôi nhưng vẫn chắc thịt, ngọt nước, khi ăn cũng không bị bở. Có hương vị độc đáo và là lạ miệng nên tô bún kèn ăn kèm với rau sống là món ăn sáng mang đến trải nghiệm mới lạ cho thực khách.
Ẩm thực An Giang: Xôi xiêm Châu Đốc
Xôi xiêm có nguồn gốc từ Thái Lan và được du nhập vào vùng An Giang từ những năm 70 của thế kỷ 20. Món ăn sáng này được nấu từ gạo nếp Thái, khi nấu người ta thường sẽ cho thêm lá dứa vào để tăng độ thơm, béo nhẹ nhàng.
Xôi nấu xong có vị mềm dẻo và đặc biệt là phải ăn cùng nước sốt béo nhẹ làm từ nước cốt dừa, hay nước đường thốt nốt hoặc có nơi dùng kèm sầu riêng, trứng gà và bột mì, mang đến món ăn sáng thơm ngon, béo ngậy khó cưỡng lại được, thậm chí ăn hoài không ngán.