Trong những năm gần đây, Nhật Bản đã trở thành điểm đến hấp dẫn cho du khách quốc tế. Chi tiêu du lịch nội địa của Nhật Bản từ khách du lịch nước ngoài đã phá vỡ kỷ lục vào năm 2023, phục hồi từ sự sụt giảm du lịch do đại dịch Covid-19 với con số ấn tượng 5,3 nghìn tỷ yên. Đây dữ liệu được công bố bởi Bộ Đất đai, Cơ sở hạ tầng, Giao thông vận tải và Du lịch Nhật Bản mới công bố. Con số năm 2023 đánh dấu mức tăng 10,2% so với mức chi tiêu hàng năm trước đại dịch năm 2019 là 4,8 nghìn tỷ yên, ngay cả khi đồng yên suy yếu.
Ông Shoji Matsumoto, 75 tuổi, chủ tiệm cắt tóc ở góc phố Kyoto, cửa hàng của ông bất ngờ trở thành điểm dừng chân bất ngờ của du khách nước ngoài. Gần đây, ông đã đón tiếp hai vị khách đặc biệt, một người Ý và một người Anh. Mặc dù không thể giao tiếp bằng ngôn ngữ, ông Matsumoto đã sử dụng kinh nghiệm hàng thập kỷ của mình để phục vụ họ, minh chứng cho tinh thần hiếu khách và sự kiên nhẫn của người Nhật.
"Trước đây, việc nhìn thấy khách du lịch ở một số điểm nhất định là điều bình thường. Nhưng bây giờ, du khách có thể xuất hiện bất kỳ đâu tại Nhật Bản", ông Matsumoto nói.
Trong một tuyên bố hồi tháng 3/2024, Thủ tướng Fumio Kishida, du lịch quốc tế đang tăng mạnh, với hơn 3 triệu lượt khách, vượt qua mức kỷ lục trước đại dịch. Du khách phần lớn đến từ Hàn Quốc, Đài Loan và Trung Quốc, bị thu hút bởi đồng yên yếu, khiến chi phí du lịch trở nên hợp lý hơn. Năm ngoái, chi tiêu của khách du lịch nước ngoài chiếm khoảng 9% tổng sản phẩm quốc nội của Nhật Bản.
Mặc dù tăng trưởng, chi tiêu trung bình cho mỗi khách du lịch đã giảm. Trong khi chi tiêu bình quân đầu người cho khách du lịch nước ngoài tại Nhật Bản là 235.000 yên vào năm 2022, thì con số này chỉ là 213.000 yên vào năm 2023.
Tuy nhiên, dòng người "đông nghẹt" này đã gây áp lực lên các thành phố nổi tiếng như Kyoto. Những địa điểm từng yên bình nay trở nên đông đúc, làm mất đi không khí truyền thống và gây ra nhiều phiền toái cho cư dân địa phương. Ông Hiroshi Ban, một nhà tổ chức sự kiện, chia sẻ rằng việc đi lại trở nên khó khăn hơn do du khách làm tắc nghẽn phương tiện giao thông công cộng.
Nhiều cư dân Kyoto phàn nàn về việc giá cả của phòng khách sạn leo thang, tình trạng đông đúc trên xe buýt và nhà hàng. Một số du khách còn không tôn trọng phong tục địa phương, như đuổi theo geisha để chụp ảnh hoặc ăn uống khi đang đi bộ, những hành vi bị coi là thô lỗ ở Nhật Bản.
Ngay cả những người trực tiếp hưởng lợi từ du lịch cũng bày tỏ lo ngại. Tài xế taxi Hisashi Kobayashi cho biết, dù công việc kinh doanh tốt, nhưng nhiều ngành công nghiệp liên quan đến du lịch vẫn đang phải vật lộn với tình trạng thiếu lao động sau đại dịch.
"Khi người Nhật tới các điểm du lịch, họ cảm thấy mình đang ở một vùng đất xa lạ vì có rất nhiều khách du lịch. Nơi đây không còn là Kyoto nữa", Kobayashi, 56 tuổi cho hay.
Chính quyền địa phương đã đưa ra nhiều biện pháp để giảm thiểu tác động tiêu cực từ du lịch. Tại thành phố Fuji, chính quyền đã xây dựng bãi đậu xe tạm thời và kế hoạch xây dựng bãi đậu xe lớn hơn cùng các tiện ích như nhà vệ sinh công cộng. Tại Shibuya, Tokyo, chính quyền đã công bố kế hoạch cấm uống rượu ngoài trời vào ban đêm nhằm hạn chế hành vi xấu.
Tại Kyoto, các chuyến xe buýt đặc biệt dành cho khách du lịch đã được triển khai, và nhiều biển báo yêu cầu du khách chú ý đến cách cư xử của mình. Cô Yoshino Yamaoka, chủ một nhà hàng lươn nướng, đã phải treo các biển cảnh báo bằng tiếng Anh để nhắc nhở du khách không ăn khi đang đi bộ.
Dù du lịch mang lại lợi ích kinh tế lớn, nhiều người Nhật Bản vẫn cảm thấy không hài lòng với sự thay đổi này. Ông Matsumoto, từ tiệm hớt tóc nhỏ của mình, chia sẻ rằng ông lo ngại về việc cung cấp dịch vụ tốt cho những khách hàng mà ông không thể hiểu. "Du lịch là tốt cho quốc gia, nhưng có một phần trong tôi không hoàn toàn hài lòng," ông nói.
Nhật Bản đang nỗ lực tìm ra giải pháp cân bằng giữa việc phát triển du lịch và duy trì chất lượng cuộc sống cho người dân địa phương, hướng tới một tương lai bền vững cho ngành du lịch của đất nước.
Nhật Bản đã triển khai 6 giải pháp lớn để ứng phó với tình trạng quá tải du lịch:
Hạn chế lượng khách và tăng giá vé:
Áp dụng hạn chế số lượng khách du lịch và tăng giá vé vào các giờ cao điểm để giảm tải cho các điểm tham quan.
Cấm chụp ảnh các Geisha tại Kyoto:
Nhật Bản đã cấm du khách chụp ảnh và tiếp cận các con phố tư nhân ở Gion để bảo vệ geisha khỏi bị làm phiền.
Du khách nhập cảnh chịu phí mới:
Dự kiến áp dụng phí mới từ 500-1,000 yên cho du khách nhập cảnh để trang trải chi phí quản lý và bảo vệ cơ sở hạ tầng du lịch.
Khuyến khích du lịch không hành lý:
Mở rộng dịch vụ gửi hành lý tại các điểm trung chuyển lớn và khuyến khích du khách di chuyển nhẹ nhàng để giảm tắc nghẽn.
Phát triển các điểm đến mới:
Phát triển các điểm đến ít người biết đến để phân tán du khách và giảm áp lực cho các điểm du lịch nổi tiếng.
Tăng cường hạ tầng giao thông công cộng:
Mở rộng các tuyến xe buýt, taxi và khuyến khích sử dụng vé tàu điện ngầm kết hợp để giảm tắc nghẽn giao thông và cải thiện trải nghiệm du lịch.