Cụ thể, UBND TP.Hà Nội vừa ban hành tờ trình về việc xem xét, thống nhất chủ trương ban hành Đề án nâng cao năng lực và bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháy (PCCC) và cứu nạn, cứu hộ (CNCH) trên địa bàn giai đoạn 2025, định hướng đến năm 2030 (Đề án)
Theo đó, tờ trình thể hiện, những năm vừa qua, bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác PCCC và CNCH của TP.Hà Nội vẫn còn một số hạn chế, điển hình như vẫn còn những vụ cháy gây hậu quả nghiêm trọng về người xảy ra tại nhà ở, nhà ở kết hợp sản xuất kinh doanh…
Cùng với đó, tiến độ xử lý đối với các công trình vi phạm PCCC còn chậm do gặp nhiều bất cập, vướng mắc; vai trò, năng lực trong công tác quản lý nhà nướcvề PCCC và CNCH của cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp, nhất là cấp xã chưa đáp ứng được yêu cầu.
Đề án được xây dựng và đề ra các nhiệm vụ, giải pháp thường xuyên và nhiệm vụ, giải trọng tâm, đột phá nhằm từng bước tháo gỡ, giải quyết những tồn tại, bất cập, khó khăn, vướng mắc, đảm bảo khai thác tối đa nguồn lực để nâng cao năng lực và bảo đảm an toàn PCCC và CNCH trên địa bàn Thủ đô giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
Về Đề án, nội dung đề án hướng đến việc đưa ra dự báo tình hình và 5 nhóm giải phápvới 13 nhiệm vụ trọng tâm, đột phá, trong đó sẽ làm tốt công tác quy hoạch, quản lý trật tự xây dựng.
Mặc khác, tập trung giải quyết dứt điểm những tồn tại liên quan PCCC và CNCH; đầu tư phát triển hạ tầng PCCC và CNCH gồm hệ thống giao thông, hệ thống cung cấp nước và hệ thống thông tin liên lạc.
Cũng theo Đề án, về lộ trình thực hiện, giai đoạn 1 từ nay đến năm 2025, TP.Hà Nội sẽ tổ chức phổ biến, quán triệt toàn văn đề án; tập trung triển khai thực hiện các nội dung, nhiệmvụ, giải pháp của đề án đã được phân công cụ thể trong giai đoạn này.
Cụ thể, dự kiến đầu tư hơn 4.000 tỷ đồng khắc phục các điều kiện về PCCC của các công trình không bảo đảm yêu cầu về PCCC; chi hơn 3.000 tỷ đồng quy hoạch doanh trại, trụ sở lực lượng cảnh sát PCCC và CNCH; đầu tư gần 700 tỷ đồng xây dựng trụ nước chữa cháy, bổ sung đường cấp nước chữa cháy, trụ hoặc họng cho các ngõsâu; xây trạm bơm, bể nước cho các khu dân cư tiềm ẩn nguy hiểm cháy, nổ… Kinh phí sơ bộ dự kiến khoảng hơn 10.600 tỷ đồng.
Giai đoạn 2 từ năm 2026 đến năm 2030 thực hiện nội dung, nhiệm vụ, giải pháp của đềán đã được phân công cụ thể trong giai đoạn này và tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ chưa hoàn thành trong giai đoạn đến 2025 nếu có. Kinh phí sơ bộ giai đoạn này khoảng 15.700 tỷ đồng.
Tổng kinh phí thực hiện Đề án dự kiến sơ bộ khoảng hơn 26.300 tỷ đồng, vốn được lấy từ ngân sách.
UBND TP.Hà Nội cũng đặt mục tiêu đến năm 2030 hoàn thành lắp đặt 3.050 trụ chữa cháy ngoài nhà; khoảng 9.483 tuyến đường, phố, ngõ, ngách có chiều sâu hơn 200 m có phương án bổ sung đường ống cấp nước, trụ hoặc họng tiếp nước.
Tờ trình này sẽ được HĐND TP.Hà Nội xem xét, cho ý kiến tại kỳ họp thườnglệ giữa năm (kỳ họp thứ 17) diễn ra từ ngày 1 – 5/7.