Trong các cuộc chiến thời cổ đại, trình độ kỹ thuật quân sự còn nhiều hạn chế và thắng bại phần nhiều phụ thuộc vào quân số. Cũng chính vì thế mà người xưa có câu thơ “Nhất tướng công thành vạn cốt khô”, mang hàm ý để có được vinh quang cho bậc vua chúa thì hàng vạn dân thường phải trả giá bằng cả sinh mạng.
Được biết, gỗ làm cổng thành thường là những cây gỗ khổng lồ hàng ngàn năm tuổi được đốn về từ núi sâu, hơn nữa chất gỗ còn phải cứng chắc. Loại gỗ được sử dụng thường là gỗ táo, gỗ du, xa xỉ thì lấy loại như gỗ thiết hoa làm nguyên liệu.
Khả năng chống cháy của những loại gỗ này rất mạnh, không thể đốt được trong một chốc lát. Sau khi cổng thành được làm xong, còn phải trải qua quy trình bọc thêm lớp sắt lá, đóng những cây đinh đồng lớn. Bởi vậy, người xưa thường tông cổng thành, hoặc trèo tường thành, thậm chí đào tường thành để hạ cổng thành.
Không chỉ thế, các cổng thành thời cổ đại thường được thiết kế mở vào trong và dùng một thanh gỗ lớn chốt ngang cổng. Điều này giúp người bên trong thành dễ dàng phòng thủ hơn khi có chiến tranh.
Thiết kế này còn rất linh hoạt trong trường hợp tránh kẻ thù canh cổng không cho phép người trong thành ra ngoài. Ngày nay ở nông thôn, cánh cổng lớn của rất nhiều nhà cũng đều giữ lại ưu thế phòng ngự của cổng thành thời cổ đại, đẩy vào trong mới có thể mở ra.
Ngoài lý do tăng cường khả năng phòng thủ, việc thiết kế cổng mở vào trong còn có mục đích bảo quản, giữ gìn cổng thành. Bởi thời xa xưa các cổng thành đều được làm bằng gỗ, nếu việc mở ra bên ngoài thường xuyên sẽ khiến cổng thành dễ bị ăn mòn, mối mọt. Một khi cổng thành bị hư hỏng, sẽ mất rất nhiều thời gian để thay thế cũng như không thể lường trước được khả năng phòng thủ khi có biến cố xảy ra.