Hàng triệu binh sĩ thời cổ đại đã đi vệ sinh như thế nào?
Hàng triệu binh sĩ thời cổ đại đã đi vệ sinh như thế nào?
Thứ hai, ngày 22/04/2024 14:33 PM (GMT+7)
Mọi người thường chỉ chú ý đến kết quả của cuộc chiến, ai sẽ giành chiến thắng mà không biết rằng với số lượng hàng triệu binh sĩ, quãng đường di chuyển rất xa, hiểm trở thì việc ăn, ngủ, nghỉ ngơi cũng vô cùng quan trọng.
Nguyên tắc hành quân của đoàn binh sĩ thời xưa là quân ngựa di chuyển trước mang theo lương thực, thực phẩm, đến địa điểm dừng chân phải dọn dẹp mặt bằng, dựng trại, dựng bếp nấu ăn, ngoài ra còn có một nhiệm vụ quan trọng khác là không nên bỏ qua, đó chính là vấn đề đi vệ sinh.
Thời xưa ở Trung Quốc, chiến tranh dựa vào số lượng lớn binh lính nên mỗi đội quân thường có số lượng hàng chục nghìn, hàng trăm nghìn thậm chí hàng triệu, không nên coi thường lượng “bài tiết” do một đội lớn như vậy thải ra mỗi ngày, vậy vấn đề đi vệ sinh thời xưa được xử lý như thế nào?
Theo ghi chép của người xưa, thời Trung Quốc cổ đại, khi hàng vạn quân đến đóng quân ở địa điểm mới, những việc đầu tiên họ làm là dựng trại, xây giếng nước, xây bếp lò và xây nhà vệ sinh. Trong các cuộc hành quân cổ xưa, quân đội đã giải quyết được vấn đề binh sĩ đi vệ sinh bằng biện pháp xây dựng nhà vệ sinh công cộng thống nhất.
Có thể có người hỏi, trong quân đội có rất nhiều người, lượng “bài tiết” cũng rất lớn, vậy phải xử lý những chất thải này như thế nào?
Trên thực tế, phân của quân lính thải ra vẫn có rất nhiều công dụng. Đôi khi, nó cũng là một loại vũ khí. Vào thời cổ đại, khi chất độc, tức là vũ khí hóa học không đủ, các binh sĩ sẽ sử dụng mũi tên được ngâm trong hố phân, sẽ có tác dụng giống như chất độc. Một khi bị bắn trúng sẽ gây ra sát thương rất lớn, xác suất sống sót rất thấp.
Ngoài ra, một số binh lính đã sử dụng chất thải này làm những chiếc bẫy xung quanh khu vực đóng quân, nếu kẻ thù bị ngã vào đó thì rất khó thoát ra và chỉ có cách “hưởng thụ”.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.