Tây Du Ký là tác phẩm kinh điển của văn học Trung Quốc. Sau khi chuyển thể thành phim, nó đã chinh phục thành công khán giả mọi lứa tuổi, giữ được độ hot trong gần 40 năm qua.
Nhân vật chính được nhiều người yêu thích nhất chính là Tôn Ngộ Không. Những tưởng đây là nhân vật được tạo lên từ trí tưởng tượng, nhưng thực sự các nhà khảo cổ Trung Quốc đã từng khám phá ra một lăng mộ cổ trên đỉnh núi Bảo Sơn, Phúc Kiến với hai bia đá ghi: "Tề Thiên Đại Thánh" và "Thông Thiên Đại Thánh".
Tề Thiên Đại Thánh là biệt hiệu của Tôn Ngộ Không, còn Thông Thiên Đại Thánh chính là em trai của hắn. Trong ngôi mộ có kích thước rộng x sâu là 3m x 1,3m ngoài hai tấm bia dựng thẳng ở chính giữa thì còn có một gậy sắt dài 7 mét. Tôn Ngộ Không vốn gắn liền với gậy Như Ý nên nhiều người phỏng đoán đây chính là bảo bối thần thông trong truyền thuyết.
Sau khi nghiên cứu kỹ càng, các nhà khảo cổ đã đi đến kết luận rằng ngôi mộ này được xây dựng vào cuối thời nhà Nguyên (1271- 1368). Dù không có đồ tùy táng quý giá như vàng ngọc châu báu nhưng lại chôn theo nhiều hiện vật, tượng thờ liên quan đến khỉ.
Trên thực tế, Tây Du Ký ra đời vào những năm 1590, sau thời điểm lăng mộ này được xây dựng nên các chuyên gia đưa ra giả thiết rằng có thể chủ nhân của những ngôi mộ này chính là Tôn Ngộ Không hoặc nguyên mẫu để xây dựng nên nhân vật này.
Các tư liệu về cuộc đời chủ mộ được chôn trong lăng mộ có nêu rõ rằng Tề Thiên Đại Thánh và em trai ông là Thông Thiên Đại Thánh sống dưới thời nhà Nguyên. Người em trai Thông Thiên Đại Thánh đã kết hôn và sinh con với công chúa của Kim Đỉnh. Còn thông tin về nhân vật Tề Thiên Đại Thánh thì có thể đã mất, bị bào mòn theo thời gian. Các nhà khảo cổ vẫn đang tìm thêm những dấu vết về hai chủ nhân của lăng mộ này.