Bộ GTVT đã thực hiện các chủ trương, định hướng của Đảng về xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao (Văn kiện Đại hội Đảng lần thất XII, Nghị quyến số 29-NQ/TW ngày 17/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, Nghị quyết của Bộ Chính trị về định hướng phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045), các quy định của pháp luật về đường sắt, xây dựng, đầu tư thành đất đất, thu về môn trường...
Cùng đó, là các quy hoạch có liên quan về đường sắt, thời gian qua, Bộ GTVT đã quyết liệt tập trung chỉ đạo, nghiên cứu, tiếp thu hoàn thiện đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam.
Cụ thể, Bộ GTVT đã chỉ đạo các đơn vị liên quan về nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng, toàn diện, tổng hợp kinh nghiệm phát triển đường sắt tốc độ cao trên thế giới.
Bên cạnh đó, Bộ GTVT đã tổ chức các đoàn công tác đi học hỏi kinh nghiệm tại 6 quốc gia như: Nhật Bản, Trung Quốc , Pháp, Tây Ban Nha, Hàn Quốc và Đức có hệ thống đường sắt tốc độ cao phát triển được cập nhật, bổ sung hoàn thiện, báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án.
Bộ GTVT đã tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ thành lập Ban Chi đạo xây dựng thực hiện đề án chủ trương đầu tư xây dựng đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam và các dự án đường sắt quốc gia quan trọng.
Bộ GTVT phối hợp với tỉnh, địa phương rà soát vị trí hướng tuyến, nhà ga các công trình liên quan và phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đánh giá tác động của dự án. Bộ GTVT cũng đã lấy ý kiến các Ban Đảng Trung ương, các Uỷ ban của Quốc hội, các bộ, ngành.
Đồng thời, phối hợp với các tổ chức xã hội nghề nghiệp tổ chức hội thảo lấy ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học; báo cáo và tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Thường trực Chính phủ Lãnh đạo Chính phủ, Ban Chỉ đạo để hoàn thiện Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án.
Ngày 20/9/2024, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị đã xem xét, cho ý kiến, Bộ GTVT đang hoàn thiện Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án để trình Quốc hội xem xét, thông qua chủ trương đầu tư tại Kỳ họp thứ 8.
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam đi qua 20 tỉnh, với điểm đầu tại ga Ngọc Hồi (huyện Thanh Trì, TP. Hà Nội), điểm cuối tại ga Thủ Thiêm (TP. Thủ Đức, TP.HCM).
Theo đề xuất của Bộ GTVT, sau khi hoàn thành, tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam sẽ có năng lực đáp ứng khoảng 133,5 triệu lượt hành khách/năm (đối với tàu suốt Bắc - Nam). Cùng đó là khoảng 106,8 triệu lượt hành khách/năm (đối với tàu khách khu đoạn); Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam vận chuyển hàng hóa đáp ứng khoảng 21,5 triệu tấn hàng hóa/năm (chưa bao gồm năng lực 18,5 triệu tấn/năm của tuyến đường sắt hiện hữu).
Dự án đường sắt tốc độ cao sẽ phuc vụ vận tải hành khách, cự ly ngắn dưới 150 km ưu thế thuộc về đường bộ; cự ly trung bình 150 - 800 km, ưu thế thuộc về đường sắt tốc độ cao; cự ly trên 800 km, ưu thế thuộc về hàng không và đường sắt tốc độ cao.
Từ kinh nghiệm quốc tế, năng lực hệ thống kết cấu hạ tầng hiện tại, kết quả dự báo nhu cầu vận tải, đơn vị tư vấn kiến nghị đường sắt tốc độ cao có công năng vận chuyển hành khách, đáp ứng yêu cầu lưỡng dụng phục vụ quốc phòng, an ninh, có thể vận tải hàng hóa khi cần thiết; đường sắt Bắc - Nam hiện hữu vận chuyển hàng hóa (hàng nặng, hàng rời, hàng lỏng...) và khách du lịch chặng ngắn.
Về lựa chọn tốc độ thiết kế, liên danh tư vấn TEDI - TRICC - TEDI SOUTH đánh giá, tốc độ 350 km/h phù hợp với các tuyến dài từ 800 km trở lên, tập trung nhiều đô thị có mật độ dân số cao như hành lang Bắc - Nam. Tốc độ 350 km/h cũng hấp dẫn hơn và có khả năng thu hút lượng hành khách cao hơn so với tốc độ 250 km/h.