"Tương lai rất đáng lo ngại khi vũ khí siêu thanh xuất hiện trên chiến trường, như đã xảy ra ở Ukraine dưới dạng Kinzhal và Zircon. Các hệ thống như Patriot, hệ thống phòng không IRIS-T hoặc bất kỳ hệ thống phòng không nào khác của NATO khó có thể đứng vững, khó có cơ hội chống lại tên lửa siêu thanh", ông Stephen Bryan nói.
Theo chuyên gia này, EU có một lượng nhỏ hệ thống phòng không được triển khai nội bộ, và ở Mỹ tình hình cũng không khá hơn là bao. Lầu Năm Góc hiện đang tìm kiếm các tên lửa đánh chặn mới có thể hoạt động tốt hơn những tên lửa họ có nhưng cho đến nay vẫn chưa thành công.
Ông Bryan kết luận: "Nhìn chung, lực lượng phòng không do NATO cung cấp đã thực hiện công việc từ tầm thường đến rất kém ở Ukraine, là điềm báo về một tương lai chết chóc ở châu Âu nếu vấn đề này không được giải quyết".
Đầu tháng 10, Bộ Quốc phòng Nga cho biết rằng tổ hợp tác chiến-chiến thuật Iskander-M đã tiêu diệt hệ thống tên lửa phòng không Patriot và nhân sự của Lực lượng vũ trang Ukraine ở tỉnh Dnepropetrovsk.
Nga đã nhiều lần nhấn mạnh rằng họ không gây ra mối đe dọa cho bất kỳ quốc gia nào trong Liên minh Bắc Đại Tây Dương NATO, nhưng sẽ không bỏ qua những hành động có khả năng gây nguy hiểm cho lợi ích của mình. Đồng thời, Nga vẫn sẵn sàng đối thoại nhưng trên cơ sở bình đẳng và phương Tây phải từ bỏ lộ trình quân sự hóa châu Âu. Như Tổng thống Vladimir Putin lưu ý, Nga không muốn xảy ra xung đột quân sự trực tiếp với NATO, nhưng nếu ai đó muốn, Moscow sẵn sàng cho điều này.