Ông Zelenskyy cũng lưu ý rằng hầu hết các nhà lãnh đạo công nhận Quy chế Rome đều không đến thăm Nga. Nói về Mông Cổ, ông tuyên bố rằng hành vi của nước này cho thấy sự thiếu quyết định độc lập.
Hôm 24/10, ICC đã phán quyết rằng Mông Cổ đã vi phạm nghĩa vụ của mình với tư cách là một quốc gia tham gia Quy chế Rome khi không bắt giữ nhà lãnh đạo Điện Kremlin Vladimir Putin theo lệnh của ICC.
Chuyến thăm Mông Cổ của Tổng thống Nga Putin vào ngày 3/9 đánh dấu chuyến đi đầu tiên của ông tới một quốc gia thành viên của Quy chế Rome kể từ khi tòa án ra lệnh bắt giữ vào tháng 3/2023 vì cáo buộc liên quan đến vụ bắt ép trẻ em Ukraine sang Nga.
ÔNg Zelensky cho rằng Mông Cổ đã thể hiện sự coi thường luật pháp quốc tế khi không bắt giữ Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Báo chí cho biết, chính quyền Mông Cổ được cho là đã đảm bảo với Putin rằng ông sẽ không bị bắt. Mông Cổ giải thích rằng tới 95% dầu mỏ và 20% điện của họ nhập khẩu từ Nga, nguồn cung đảm bảo sự sống còn của Mông Cổ.
Ngoài ra, Mông Cổ cũng nhấn mạnh rằng đất nước này theo đuổi chính sách trung lập trong mọi quan hệ ngoại giao.
Vào ngày 12 tháng 9, Ukraine đã đưa ra phản đối ngoại giao đối với phía Mông Cổ về việc họ từ chối tuân thủ lệnh bắt giữ của Tòa án Hình sự Quốc tế đối với ông Putin.
Nga và Mông Cổ đã bỏ qua mọi phản đối trước đó của phương tây và Ukraine về chuyến thăm. Tại Ulanbataar, ông Putin khẳng định: "Mối quan hệ với Mông Cổ nằm trong số những ưu tiên trong chính sách đối ngoại của chúng tôi tại châu Á. Mối quan hệ này đã được đưa lên tầm cao mới của quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện".