Bộ Chính trị đã ban hành Quy định 189-QĐ/TW (ngày 8/10/2024) về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công.
Theo đó, nguyên tắc kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công phải bảo đảm sự lãnh đạo thống nhất, toàn diện, trực tiếp, tuyệt đối của Đảng; chấp hành nghiêm chủ trương, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước về quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công.
Quyền lực nhà nước trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công phải được kiểm soát chặt chẽ, thống nhất; bảo đảm quyền lực được sử dụng đúng đắn, hiệu quả; mọi hành vi lạm dụng, lợi dụng quyền lực để tham nhũng, tiêu cực phải được ngăn chặn, phát hiện, xử lý nghiêm minh, kịp thời. Kết hợp chặt chẽ, hiệu quả các cơ chế kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực nhà nước của Đảng, Nhà nước và Nhân dân; thực hiện nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ, trách nhiệm giải trình, công khai, minh bạch trong từng cơ quan nhà nước.
Nội dung kiểm soát phải toàn diện, đồng thời có trọng tâm, trọng điểm; hoạt động kiểm soát phải tôn trọng, không làm cản trở hoạt động bình thường của các cơ quan, đơn vị, tổ chức, người có thẩm quyền trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công.
1. Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Ban Nội chính Trung ương.
2. Cấp ủy, tổ chức đảng cấp trên trực tiếp của cấp uỷ, tổ chức đảng trong cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp nhà nước có thẩm quyền quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công.
3. Các ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng ủy; tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương; đảng đoàn hội đồng nhân dân cấp tỉnh, ban cán sự đảng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ban Chỉ đạo cấp tỉnh về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; Ủy ban kiểm tra, ban nội chính tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương.
4. Các cấp ủy, tổ chức đảng khác có thẩm quyền lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, tổ chức có thẩm quyền kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán đối với quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công: Đảng đoàn Quốc hội, Ban cán sự đảng Chính phủ, Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, cơ quan báo chí, Nhân dân và các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác.
1. Cấp ủy, tổ chức đảng trong các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp nhà nước có thẩm quyền quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công.
2. Các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp nhà nước có thẩm quyền quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công.
3. Cán bộ, công chức, viên chức, đảng viên và người có thẩm quyền quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công tại các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp nhà nước có thẩm quyền được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công theo quy định của pháp luật.
Về kiểm soát việc thực hiện quyền lực của chủ thể thực hiện quyền lực trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công. Trọng tâm là kiểm soát các quyết định, hành vi lợi dụng, lạm dụng quyền lực của chủ thể thực hiện quyền lực trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công để tham nhũng, tiêu cực; cụ thể kiểm soát quyền lực đối với:
1. Cấp ủy, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo, bí thư cấp ủy, người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp nhà nước có thẩm quyền quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công.
2. Đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức và người có thẩm quyền trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công tại các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp nhà nước có thẩm quyền quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công.
1. Xây dựng, ban hành các quy định, quy chế, quy trình về kiểm soát việc thực thi quyền lực; phòng ngừa, ngăn chặn, loại bỏ các hành vi lạm quyền sử dụng quyền lực để thực hiện các hành vi trái với chủ trương, quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các chuẩn mực đạo đức, quy tắc ứng xử trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công.
2. Lãnh đạo, chỉ đạo định hướng hoạt động của các cơ quan, đơn vị, tổ chức doanh nghiệp nhà nước có thẩm quyền thực hiện quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công. Cho chủ trương, định hướng chỉ đạo xử lý các nhiệm vụ, công việc khó khăn, vướng mắc hoặc còn quan điểm khác nhau giữa các cơ quan, đơn vị, tổ chức trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công.
3. Lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng, kiện toàn tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, đảng viên trong các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp nhà nước có thẩm quyền thực hiện quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công.