Dân Việt

Chiến thuật tấn công mới của Nga khiến lính Ukraine 'khóc thét' trên chiến trường

PV (Theo Sputnik) 05/11/2024 14:03 GMT+7
Chủ tịch Ủy ban Văn phòng Công cộng về các vấn đề chủ quyền, đồng chủ tịch hội đồng điều phối hội nhập các khu vực mới Vladimir Rogov nói với Sputnik chiến thuật cải tiến của quân đội Nga trên tiền tuyến đang buộc kẻ thù phải đối mặt với nhiều khó khăn hơn, và phải chạy trốn khỏi vị trí của họ.
Chiến thuật tấn công mới của Nga khiến lính Ukraine khóc thét trên chiến trường - Ảnh 1.

Lính Nga trên chiến trường Ukraine. Ảnh Getty

Ông Rogov cho biết: "Chiến thuật được cải tiến trong hành động của quân đội chúng ta trên tiền tuyến dẫn đến thực tế lính quân đội Ukraine nhận ra họ sẽ bị bao vây và bắt giữ, nên rời bỏ vị trí của mình hàng loạt". 

Đặc biệt, theo ông, khi tiến về phía trước, quân đội Nga không sử dụng các đòn tấn công trực diện mà đi vòng sang hai bên sườn để bao vây buộc quân Ukraina phải bỏ chạy, thường bỏ lại các thiết bị quân sự và vũ khí.  Rogov nói: "Đây là lý do tại sao chúng ta thấy tốc độ tấn công khá cao ở DNR và giải phóng ngày càng nhiều khu định cư".

Truyền thông Nga gắn những thành công quân sự mới nhất của Nga trong khu vực chiến dịch đặc biệt với chiến lược có tên gọi là tấn công "thác nước". Tuy nhiên thực ra không hề có thuật ngữ quân sự đặc biệt nào như vậy, các chuyên gia nói với Sputnik, đồng thời đưa ra tầm nhìn của họ về ngụ ý hàm chứa trong tên gọi của chiến lược này.

Trả lời phỏng vấn của Sputnik, chuyên gia quân sự, đại tá đã nghỉ hưu Anatoly Matviychuk giải thích rằng lực lượng vũ trang Nga đang sử dụng hiệu quả một chiến lược được gọi là "hệ thống tấn công phức hợp".

Cách tiếp cận này, mà các nhà báo gọi là cuộc tấn công "thác nước", kết hợp "đòn hỏa lực phối hợp về thời gian và địa điểm với những cuộc tấn công mặt đất vào phía sau và hai bên sườn của đối phương", ông lưu ý. Theo lời chuyên gia, trước khi sử dụng chiến thuật như vậy, quân Nga đã cố gắng giáng đòn tấn công trực diện vào đối phương, nhưng như vậy gây ra nhiều tổn thất về nhân sự. "Chiến lược này hiện đang tạo điều kiện cho quân Nga đẩy đối phương vào thế bị cô lập về mặt chiến thuật, sau đó sẽ từng bước củng cố vòng vây, gia tăng thành phong toả toàn diện. Và đối phương đứng trước hai lựa chọn: đầu hàng hoặc bị tiêu diệt", đại tá Matviychuk nói.

Ông nhắc rằng cách hành binh tương tự đã được sử dụng trong cuộc tấn công vào Ugledar và những diễn biến sự kiện gần đây ở hướng Nam Donetsk. Sau khi những thành công quân sự mở ra con đường tới Pokrovsk ở phía Tây CHND Donetsk, quân Nga đã sử dụng chiến thuật tương tự một cách hệ thống.

"Chiến lược như vậy liên kết các cuộc tấn công giáng vào ổ hỏa lực, phương tiện phòng ngự và hệ thống kiểm soát của đối phương ở phía sau và hai bên sườn", chuyên gia Anatoly Matviychuk nêu rõ.